![]() |
Bon sai xuất khẩu:
Thử mở hàng coi có hên không???? ![]()
bài viết gốc ở đây[/u]
![]() Bài tuy hơi cũ, nhưng xu hướng không cũ chút nào... mời các bác bàn thêm về chủ đề này. |
mình có hai chữ"" good luck"" nếu được nhập vô USA < ông nói > đưa sản phẩm qua tận nơi nội chuyên 2 bên VN và US chưa xong cai vụ CHẤT ĐỘC MÀU Da Cam bây chừ đòi đem qua tận nơi < nếu muống đêm cây vô mỹ có cách này không được trồng o đất chỉ trơ vơ bộ rể rôi nó ngồi kiểm tra 3 ngày nếu cây nào sống được cung e ngại xong đâu đó nhà cung cấp phải để cây trong vòng 2 năm không dược bán ra ngoài cái này gọi là phòng trừ bệnh tật và sâu bọ hiện tại có 2 nước nhập cây bonsai vào mỹ là japan tùy loại cây , thứ hai là đài loan đa số cây of japan nhập vô mỹ theo đường này japan qua đài loan rồi vào mỹ
|
Chào ocean, mình nghĩ khi các bên đều có lợi thì sẽ thực hiện được tất nhiên là không phải dễ, cũng như cá da trơn đó thôi, cung cầu mà...chất độc màu da cam thì lại là vấn đề khác.
Biết đâu sau này ocean làm cầu nối cho cái vụ này thì sao hỷ... ![]() |
kakaka cho em xin 2 chữ bình an lợi đâu không thấy như mấy thằng tàu Trung cong o chinatow nó nhập cá lóc snakehead vô bán cho pà con con mua dzìa ăn cho khỏi càm hàn hết bịnh ló đlem dza cái sông hồ thả phóng sanh 1 thời dzan sau cá trong sông hồ không còn 1 con hiện tại miềng đông bắc hoa kì phải chi khá bộn cho cái vụ này .tiền đó đâu ra dzạ thưa em đi làm đóng thuế 33% hàng năm đấy ạ
|
Ocean75 muốn hai chữ bình an để học 'Hoành phi câu đối" vậy daiviet_nguyen, lnvinh, natuan thì sao hỷ... tuổi không còn trẻ nhưng tài ngày càng cao: hiểu thông luật quốc tế, kiến thức, thẩm mỹ và kỹ thuật bonsai già dặn, tinh thần yêu nước, yêu bonsai và có máu và vốn... bi nhiêu là đủ để cho bonsai Việt xuất ngoại.
Hãy vào cuộc đi các bác...hỡi những người tài, vì VNbonsai. |
cái ôn ni ăn nói có duyên ghe đển em tìm cách học thêm từ mấy bậc tiền bối cái đã . làm chi mà mà nóng rứa đi mô cũng từ từ chứ ekekekekek
![]() |
Đầu tư cho cây cảnh xuất khẩu sang Nhật và Trung Quốc
4/4/2007 Nghệ thuật cây cảnh vốn đã được người Trung Quốc tạo nên từ lâu đời. Rồi qua tay người Nhật, cây cảnh đã thực sự được quốc tế hoá thành nghệ thuật “bonsai - điêu khắc sống – la sculpture vivante”. Vậy mà nay, Việt Nam đã xuất khẩu cây cảnh sang cả hai quốc gia này, nhưng phải tính đến chuyện ứng dụng công nghệ cao sinh học cấy phôi để tạo cây giống mới đáp ứng được yêu cầu nước bạn. Muốn xuất khẩu cây cảnh sang hai thị trường trên, không những cây cảnh phải đẹp, độc đáo, chất lượng mà đặc biệt quan trọng là khả năng thích nghi với thời tiết. Do khí hậu tại Trung Quốc và Nhật Bản lạnh hơn so với ở Việt Nam, thổ nhưỡng cũng có nhiều điểm khác nên đòi hỏi người trồng cây cảnh của Việt Nam phải chú ý, “rèn luyện” sức chống chịu và thích nghi cho cây cảnh ngay từ giai đoạn còn nhỏ. Mặt khác, lai tạo giống cũng giúp cho cây cảnh vừa có hình dáng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở thị trường xuất khẩu, vừa có khả năng thích nghi cao. Điển hình cho việc phải đầu tư công nghệ và nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để xuất khẩu thành công cây cảnh sang Nhật và Trung Quốc là công ty Tùng Lâm ở Hà Nội và ông Lê Quang Vinh ở Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Tùng Lâm của ông Vũ Kiên Chỉnh ở Hà Nội đã xuất đại trà mallsai - dịch nguyên văn là bonsai bán ở siêu thị, giá 5-10 Euro/cây cho Tập đoàn Veri Green của Nhật. Tại Nhật, mùa đông rất lạnh nên cây cảnh nhiệt đới Việt Nam không chịu được phải lo cả khâu sưởi trong nhà kính. Chính vì thế, đối tác Nhật này hợp đồng luôn thiết bị suởi độc đáo cùng than tổ ong tiết kiệm do chính công ty Tùng Lâm này sáng chế. Với niềm đam mê theo đuổi nghệ thuật trồng cây cảnh, ông Lê Quang Vinh đã lặn lội sang tận Trung Quốc, Đài Loan, lùng kiếm cây gốc độc đáo, đóng container mang về. Rồi đổ công sức tư duy nghệ thuật hàng năm trời chăm chút cắt, tỉa, uốn… đủ mọi đường tỉ mẩn, công phu, cho đến khi thực sự thành tác phẩm điêu khắc sống động về giáng, thế của thân, cành, nhánh, rễ… nhất là tán lá nhánh lên sự sống mãnh liệt thì mới đem xuất khẩu. Cách đây mấy năm, ông đã cho xuất sang Nhật một số cây cảnh với giá hàng chục nghìn USD/cây. Bên cạnh đó còn có rất nhiều đại gia và nghệ nhân sành cây cảnh đang sở hữu những thế cây vô cùng giá trị, có một không hai đang được Nhật Bản và Trung Quốc hết sức quan tâm và tìm cách mua lại. Cây cảnh là loại mặt hàng rất có giá về giá trị nghệ thuật cũng như kinh tế. Với bàn tay khéo léo và trí tuệ sáng tạo của những nghệ nhân, cây cảnh Việt Nam hoàn toàn có khả năng xuất khẩu sang những quốc gia vốn nổi tiếng về bonsai như Trung Quốc, Nhật… nguồn: Rau, hoa, quả việt nam (http://www.rauhoaquavietnam.vn) |
Mình đang làm việc ở Nga công ty mình cũng nhập nhiều hàng hóa vào Nga , mình có tìm hiểu về nhập khẩu cây cảnh vào thị trường này , nhưng đúng như ocean75 nói họ kiểm dịch rất khắt khe , nhất là đất trồng . Hôm trước mình có đến nơi bán cây cảnh của 2 ông người Nga thấy họ bán toàn cây của Tàu mình hỏi thì họ nói họ nhập khẩu từ Hà Lan Click here hai ông này nói họ đã sang Sài Gòn và Hà Nội và đã tìm hiểu về cây cảnh VN họ khen cây rất đẹp nhưng để nhập khẩu vào Nga là rất khó . Khi nào có thời gian mình sẽ đi chụp một số hình ảnh ở các nơi đang bán những sản phẩm cây cảnh nhập khẩu đang bán ở thị trường này gửi các bạn tham khảo .
|
na tuan cho hỏi : 1p của Nga = nhiêu việt nam đồng
|
mình vào trang bonsai.su của nga có cây mình thấy cũng bình thường thấy đề 20.000p không biết đổi thành Việt Nam đồng có nhiều không??? Na Tuan cho biết nhé
Thoivt xin cảm ơn! |
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 08:25 PM |
© 2008 - 2025 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.