Xem bài viết riêng lẻ
  #5  
Cũ 01-06-2012, 02:39 AM
giangthanh giangthanh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.140
Mặc định

Tôi ủng hộ ý kiến mở topic tán ngẫu của chú Lô mà không viết gì cũng là điều thiếu xót với chú ấy . Vì tiêu đề là : Tán ngẫu về cây mai vàng, hoa mai vàng thì cũng không dám "tám" rộng quá .Vậy xin có đoản văn "Tản mạn về mai vàng"
Tôi có duyên với cây mai từ lúc nhỏ. Nhớ lại trước đây, cứ mỗi lần Tết gần đến thì anh tôi cùng mấy người bạn vào rừng đốn mai về thui gốc, lảy lá và cắm vào cái khạp nhỏ , thế là mai cứ thế mà bung lá, nụ đến ngày Tết thì hoa trổ, mặc dù hoa không nhiều lắm nhưng ngày Tết cũng có mai vàng trong nhà , thấy vui làm sao !. Trước nhà ba tôi cũng có trồng vài cây, tôi được giao nhiệm vụ tưới mai hàng ngày, đến khoảng ngày mồng mười, mười một tháng giêng thì ba tôi cho lảy lá, lúc ấy trời lạnh lắm chứ không như bây giờ , vì vậy mà mai lảy lá sớm hơn hiện nay rất nhiều nhưng có khi đến Tết mà cũng chưa nở rộ. Lúc ấy tôi chỉ trồng mai theo tự nhiên như vậy nên có năm thì mai trổ sớm, có năm thì muộn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên
Mai đã gắn chặt vào tôi từ lúc nhỏ nên tôi cảm thấy mình rất gần gủi với mai, những ngày Tết mà không có mai nở nhiều tôi cảm thấy thiếu thốn làm sao!? Từ đó khi có nhà riêng thì tôi trồng mai nhiều hơn, mai trồng kín cả sân nhà , từ đó tôi chú ý nhiều hơn về công việc trồng và chăm sóc mai. Tôi mua sách nói về trồng mai của rất nhiều tác giả để đọc, lên mạng để tham khảo thêm về cách trồng mai, mài mò thực hành để rút kinh nghiệm.
Ngày Tết được nhìn thấy được hoa mai nở , người nào cũng thấy mùa Xuân đến với tâm hồn của mình , ai cũng vui tươi và quên đi những nhọc nhằn , lo toan của cả năm. Có thể nói Mai là hoa đặc trưng cho ngày Tết ở miền Nam cũng như hoa Đào đặc trưng ngày Tết ở miền Bắc. Người miền Nam thường chưng Mai trên bàn thờ để cầu may mắn đến với gia đình mình suốt cả năm , ngoài cành mai ra thường người ta cũng chưng chung vào bình có cành mai là bông vạn thọ và cả những nhánh phát tài. Nhà nào có được những bình hoa trên bàn thờ đẹp thì rất thích thú và hãnh diện với hàng xóm và cũng có một niềm tin vào một năm làm ăn thuận buồm xuôi gió. Niềm tin ấy được củng cố khi hết ba ngày Xuân mà bình hoa nhà mình còn tươi tốt. Nếu chẳng may đến ngày mồng một mà mai rụng rơi lả tả thì gia đình đó lo lắng lắm , vì vậy khi chưng mai người ta chọn lựa kỹ lưỡng những cành mai vừa tươi vừa đẹp mới được chưng trên bàn thờ. Không ai chứng minh được khi mai rụng như thế có là điềm xui không nhưng ai cũng rất sợ. Thời gian sau nầy người ta rất ít chưng mai cành mà mua hoặc mướn cả chậu về chưng trong nhà (đặt trước bàn thờ) . Mai được mua hay mướn về trong những ngày Tết thường rất đạt theo yêu cầu của chủ nhà , vì chẳng ai mua cây mai tàn tạ về để chưng bao giờ . Dù như thế nhưng cũng có vài gia đình bị “hố” khi mua mai cây. Có những người bán gian xảo họ làm phù phép bằng cách bứng mai vào chậu làm cho rễ bị đứt nên chỉ cần chưng vài ngày thì mai không hấp thu được nước nên bị héo và hoa cũng rụng theo. Còn có đôi khi người bán mai hám lợi họ cưa một nhánh mai lớn, phía dưới gốc họ đóng một miếng ván , rồi cũng được bó đất lại quanh gốc như mai nguyên cây để bán đến khi chủ nhà mang về chưng thấy mai không nở bình thường mới phát hiện được mình bị lường gạt.. Người miền Bắc thì chưng hoa đào như người miền Nam chưng Mai và cũng có niềm tin như vậy , người miền Trung nhất là ở Huế cũng rất quý trọng hoa mai.
Trả lời với trích dẫn