Hôm nay em mới biết về ông Đỗ Văn Luật. Qua 2 bài báo này em khâm phục ông Luật có vốn kiến thức sâu rộng về lịch sử và văn hóa Việt Nam cũng như rất tinh thông các trường phái bonsai của Nhật Bản. Bên cạnh đó, ông còn có lòng tự hào dân tộc đáng kính trọng. Tuy nhiên, trong 2 bài báo này em thấy:
1. Nếu đã cổ súy cho tinh thần cây cảnh Việt Nam thì phải dùng Tiếng Việt, thuật ngữ thuần Việt. Nếu nói bonsai em nghĩ khoảng 10 triệu người Việt Nam hiểu, nhưng nói cây cảnh thì em nghĩ trên 50 triệu người VN hiểu được. Các thuật ngữ khác cũng tương tự.
2. Nếu đã nói về truyền thống cây cảnh Việt Nam, nên viện dẫn các tài liệu cụ thể, các bằng chứng lịch sử. Việt quy kết các truyền thuyết vào giả sơn, tiểu cảnh là hoàn toàn không chính xác. Tính lịch sử, tinh thần yêu nước và các bài học đầy tính nhân văn là các thông điệp rõ ràng trong các truyền thuyết được thừa nhận từ lâu. Có thể lấy đó làm cảm hứng sáng tác, chứ nói đó là thông điệp về luật làm giả sơn, tiểu cảnh do ông cha truyền lại và nói đó là lịch sử vài ngàn năm của truyền thống chơi non bộ, giả sơn của Việt Nam là cách suy diễn đầy chủ quan, vô lối.
Trên đây là những suy nghĩ của em về 2 bài báo này. Nếu có gì chưa đúng, xin các bác chỉ giáo.