Xem bài viết riêng lẻ
  #2  
Cũ 27-05-2012, 11:42 AM
huongttt huongttt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.095
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Theo thông tin trên báo khoahocphothong:
Cây Đinh lăng (Polyscia sp.) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliacceae), cùng họ với Nhân sâm. Vài địa phương gọi là cây Gỏi cá, vì lấy lá non làm gỏi cá. Theo sách Cây cỏ Việt Nam của GS Phạm Hoàng Hộ, NXB Trẻ 2000, có 7 loài Đinh lăng hiện diện ở nước ta:
- Đinh lăng bụi còn gọi là Đinh lăng lá nhỏ, cây Gỏi cá.
- Đinh lăng lá tròn.
- Đinh lăng trổ lá 1 lần kép, một số lá đổi màu sặc sỡ.
- Đinh lăng ráng cao 2,5 mét, lá đa dạng.
- Đinh lăng dĩa lá to. tròn và bũm như miệng dĩa, xanh hay trổ.
- Đinh lăng răng thân xám trắng, lá 2 lần kép, có răng cưa.
- Đinh lăng lá rìa thân xám trắng, lá 2 lần kép, có răng cưa.
Các loại trên đều dùng làm thuốc được nhưng Đinh lăng bụi thường được dùng nhất hoặc lấy lá non ăn gỏi cá.
Nếu trồng chăm sóc tốt thì 2 năm có thể thu hoạch, nếu để sau 4-6 năm thu hoạch càng tốt.
Đinh lăng có thể dùng ở dạng thuốc viên, cao lỏng, thuốc ngâm rượu. Có thể dùng rễ và thân cây xắt thành miếng mỏng phơi khô tán bột, dùng nấu sắc hoặc pha nước sôi uống như trà. Đinh lăng lá nhỏ và lá nhọn thì thơm và có vị đắng nhẹ dễ uống. Rễ Đinh lăng (thân cũng dùng được) xắt mỏng, phơi héo rồi sao với nước gừng thì có mùi thơm của Đương quy. Liều dùng 12-20g sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Lá Đinh lăng (Đinh lăng lá nhỏ) phơi khô, cho vào bao vải làm gối cho trẻ sơ sinh và trẻ nít nằm rất thơm và trừ rận rệp, đuổi ruồi, muỗi. Người lớn lót lá Đinh lăng làm nệm trị thấp khớp, nhức đầu.
Trả lời với trích dẫn