Trong nền kinh tế thị trường, không mấy ai lại phủ nhận tác dụng hữu hiệu của quảng cáo. Bởi quảng cáo là chiếc cầu nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng; giữa người có nhu cầu và người đáp ứng được nhu cầu ấy. Bằng mọi hình thức, báo hình, báo viết, báo nói, báo điện tử, áp phích, băng đĩa, thậm chí một miếng ván nhỏ đóng ở thân cây ven đường, là người cần quảng cáo đạt được mục đích. Có thể dẫn chứng hàng trăm chuyện lớn nhỏ như thế để thấy hình ảnh, ngôn ngữ của quảng cáo đã đi vào đời sống xã hội, đời sống văn hóa rộng khắp như thế nào.
Báo hình, sự so sánh không khập khễnh
Có thể nói rằng, so với tất cả các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên truyền hình gây ấn tượng, có sức truyền thông và lan tỏa mạnh nhất. Trên thế giới những đoạn phim quảng cáo các hãng lớn, phần nhiều do các đạo diễn tên tuổi thực hiện (như Dvid Lynn chẳng hạn). Chỉ một phút của quảng cáo bia Tiger đã có 7-8 cảnh được thực hiện, cảnh nào cũng đạt tới độ chuẩn của cái đẹp, sự lịch lãm và đặc biệt gây ấn tượng “xem hoài không chán”.
Bia tiger gia đình thật sự đã quá thành công về quảng bá hình ảnh.
Quảng cáo sữa Vinamilk.
Còn ở ta thì sao? Hẳn không có bà mẹ Việt Nam nào lại muốn thấy con gái mình, áo váy hở hang, lúc lắc, uốn éo giơ cao lon bia và ngửa cổ, nhắm mắt… nốc “cả lon” Heineken(chủ luôn của bia Tiger). Đạo lý Á Đông và người có chút lòng tự trọng khó “nuốt” nổi những kiểu quảng cáo này. Lại nữa, một bà mẹ vừa pha ly sữa, cháu bé chạy lại giật phắt uống lấy, uống để. Quảng cáo cho cái sự “ngon” của sữa như thế quả là có sự thô thiển vì hành động có sự “trợ giúp” của người lớn cho cháu bé.
Hình ảnh đã vậy, còn phần lời, hầu như bất cứ quảng cáo nào trên truyền hình cũng có thể nhặt ra những hạt sạn, tuy lớn nhỏ khác nhau.
Báo viết, lương tâm người quảng cáo
So với quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên báo viết nặng phần thông tin cụ thể hơn hình thức. Những trang quảng cáo in nhiều màu, chiếm vị trí gây chú ý nhất và diện tích lớn (hầu hết các công ty có “máu mặt” ở thủ đô, các thành phố lớn) ngoài nhu cầu quảng cáo, có lẽ còn có nhu cầu giao tiếp “hữu hảo” nào đó?
Những quảng cáo khiêm tốn như: bia tiger,bán nhà, thuê người ở, bố cáo doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân ra đời… thường có diễn đạt ngắn gọn, đầy đủ ý. Những loại quảng cáo này thiết thực cho người cần và cũng vừa túi tiền cho những người cần quảng cáo. Thế nhưng ở những chỗ tưởng chừng đơn giản, lặt vặt này cũng có điều làm xốn mắt người đọc. Một vị Phó Giám đốc Sở nọ, sống đạm bạc với đồng lương hưu, tái mặt như bị xúc phạm khi xem trên một tờ báo nọ đăng dòng quảng cáo chuộc một con chó già sắp chết với 3 lượng vàng.
Có những số báo trên cùng một trang in tới 3 tấm hình một nữ diễn viên “thời thượng”, trong ba bộ phim khác nhau và cùng một thể loại “hình sự tình cảm tâm lý xã hội”. Điều lạ là cả 3 mẫu quảng cáo trên đều cho rằng: Đây là vai diễn đặc sắc, ưng ý nhất của nữ diễn viên nọ. Số báo trước phê phán một bộ phim kịch liệt, số sau quảng cáo… hết lời(!). Trang trước kêu gọi chống lạm dụng bột ngọt, trang sau tâng bốc vài ba loại bột ngọt “ngon hết chỗ chê”, “tuyệt hảo”…
Phụ nữ Việt Nam rất tế nhị khi nhắc đến những chuyện “kín”. Nhưng nay, qua quảng cáo, như lời các cụ có tuổi “lộ liễu quá, phơi ra hết trước mắt thiên hạ”.
Những hạt cát bỏ biển
Có rất nhiều quy định của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã không được thi hành triệt để. Cấm dán quảng cáo ở những nơi không được phép. Thời gian đầu được gỡ sạch và nay thì đâu lại hoàn đấy, bất chấp vẻ mỹ quan và văn minh đô thị. Thông tư của Cục Xuất bản, chỉ cho phép quảng cáo chiếm 10% tổng số trang báo, không quảng cáo bìa 1, đơn vị quảng cáo phải có giấy phép... nhưng không có điều khoản nào quy định quảng cáo phải đảm bảo tính văn hóa, tính thẩm mỹ, phải lịch sự.
Trước tình hình nêu trên, kiến nghị với các cơ quan chức năng là việc làm cần thiết nhưng chưa đủ, còn phải kêu gọi cả lương tâm của người thực hiện quảng cáo và những “ông bà chủ” quảng cáo. Hãy có trách nhiệm với xã hội và trước hết là với danh dự của chính mình!
Thu Hong