Sâu răng là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về răng miệng ở trẻ em. Thực chất đây là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ (tinh thể can-xi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra. Sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy chết, viêm quanh cuống răng, áp xe quanh cuống răng, sâu răng có thể làm vỡ răng, sâu răng làm giảm thẩm mỹ, gây hôi miệng, ảnh hưởng đến giao tiếp.
Nguyên nhân của sâu răng là do trẻ chưa vệ sinh răng miệng sạch sẽ, do đó ngay từ khi còn bé, các bậc phụ hunh nên chủ động phòng chống sâu răng và hướng dẫn trẻ cách đánh răng cũng như chủ động bảo vệ răng. Hãy cho bé tập làm quen với nha sĩ trong những lần đi nhổ thay răng để bé không sợ mỗi khi khám răng. Đặc biệt không nên cho trẻ em ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường.
Các bệnh về răng miệng ở trẻ em
Sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy chết, viêm quanh cuống răng, áp xe quanh cuống răng, sâu răng có thể làm vỡ răng.
Bệnh viêm lợi
Song hành cùng với bệnh sâu răng thì viêm lợi là các bệnh về răng miệng ở trẻ em phổ biến thứ 2. Đây là 2 bệnh có quan hệ với nhau. Khi lợi bị viêm sẽ đỏ và sưng tấy, dễ chảy máu, miệng có mùi hôi. Vì lợi bị đau nên nhiều trẻ không chịu đánh răng thường xuyên làm cho tình trạng viêm tiếp tục nặng hơn và tạo điều kiện cho sâu răng phát triển, nếu đã có sâu răng rồi thì càng nặng hơn.
Viêm lợi còn là giai đoạn đầu của quá trình viêm quanh răng, khi bệnh đã nặng thì lợi sẽ không còn bám chắc vào răng nữa mà hình thành các túi lợi, các dây chằng của răng và xương bị vi khuẩn xâm nhập, phá hủy. Trong các túi lợi chứa đầy mảng bám cao răng và vi khuẩn. Quá trình này diễn ra lâu và không được điều trị sẽ làm lung lay và rụng răng.
Các bệnh về răng miệng ở trẻ em
Viêm lợi là các bệnh về răng miệng ở trẻ em phổ biến thứ 2 sau sâu răng
Những chấn thương nhỏ từ miệng (do trẻ đánh răng quá nhiều) , ăn nhiều thực phẩm nhiều gia vị, có tính axit, tai nạn do cắn; các rối loạn đường ruột nghiêm trọng; suy giảm hệ thống miễn dịch…dễ khiến trẻ bị viêm loét miệng. Viêm loét miệng là những tổn thương phát sinh ở vùng niêm mạc miệng và cổ họng gây đau đớn, rất khó chịu khi trẻ ăn, nói hoặc cử động. Đặc biệt khi ăn uống những thực phẩm nóng, lạnh có chất kích thích thì bé càng bị đau hơn tại những vết loét và phần xung huyết xung quanh. Thông thường, triệu chứng viêm loét miệng sẽ biến mất sau 1 – 2 tuần, nhưng có thể tái phát. Viêm loét miệng ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, khiến trẻ sụt kí.
Xem thêm :
Lấy cao răng ở đâu