Để phát hiện mòn răng cơ học hay mòn răng hóa học, bạn nên đến nha sĩ. Đôi khi nó được chẩn đoán sau khi răng xuất hiện hiện tượng nhạy cảm với nhiệt độ hoặc thức ăn ngọt. Đầu tiên nha sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nên mòn răng, từ đó có phương pháp điều trị cần thiết để chấm dứt triệu chứng.
Thông thường, răng hàm có thể bị mòn ở các hố rãnh mặt nhai hoặc mặt trong, ngoài. Mặt nhai thường mòn tạo hình chén hoặc miệng núi lửa, khi mòn nhiều thì ở giữa thường có màu vàng sẫm (màu ngà răng) xung quanh có viền trong (bờ men răng).
Răng cửa hay mòn ở rìa cắn do thói quen cắn đinh ghim, nắp chai... Mòn ở mặt trong răng thường gặp do hay bị nôn và mặt ngoài do tiếp xúc với bụi hoặc hơi nước có axít.
Cổ răng cửa và răng hàm có thể bị mòn thành khía rãnh có hình chữ V ở mặt ngoài, gây nên ê buốt và có thể gây viêm tủy răng. Đối với người dùng bàn chải điện, cũng có kiểu mòn răng điển hình, có khuyết hình tròn trên bề mặt răng do không di chuyển bàn chải đến các vị trí trong quá trình chải răng.
Mòn răng là một nguyên nhân gây phá hủy mô răng. Trong đa số các trường hợp mòn răng đều có tăng nhạy cảm của răng khi ăn uống. Mòn khuyết ở cổ răng thường bị đau buốt khi ăn đồ nóng, lạnh, chua, ngọt, nếu nặng hơn có thể gây viêm tủy, hoại tử tủy và viêm quanh chóp răng.
Nguyên nhân gây mòn răng bao gồm mòn răng cơ học (chải răng quá mức, nghiến răng…) và mòn răng hóa học (do tiếp xúc với dung dịch có tính acid lâu ngày như nước ngọt có ga, trái cây có vị chua…) hay do nguyên nhân khác.
Việc điều trị mòn răng do BS nha khoa chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân gây mòn, mức độ nặng nhẹ, sự lan rộng của tổn thương, tuổi và sự hợp tác của người bệnh, tính nhạy cảm của răng.
Mòn răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tránh các nguyên nhân gây mòn răng như đã nêu trên. Tốt nhất bạn nên tới BS nha khoa để khám, tránh để răng bị mòn thêm.
Đọc thêm :
>> Bảng giá nhổ răng khôn
>> Răng khôn mọc lệch
>>Bao nhiêu tuổi mọc răng khôn