Trả lời
  #1  
Cũ 30-05-2012, 03:41 PM
bavico bavico đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.154
Mặc định Hoa Hải Đường và Hoa Trà Mi

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Ở miền Bắc và miền Trung có một loài hoa đẹp nở vào đầu Xuân ; thân và cành cây cứng cáp, cao vừa phải ; hoa năm cánh màu trắng, đỏ thắm hay hồng tươi ; nhuỵ hoa màu vàng đậm nhưng không có hương thơm. Dân gian quen gọi loài hoa này là hoa “ hải đường ”. Trong Từ điển tiếng Việt (1997) cây “ hải đường ” được định nghĩa là “ Cây nhỡ cùng họ với chè, lá dày có răng cưa, hoa màu đỏ trồng làm cảnh ”. Từ điển Việt-Anh và Việt-Pháp thường dịch “ hải đường ” là camellia/camélia.

Hải đường lả ngọn đông lân,
Giọt sương gieo 1 nặng cành xuân la đà.
Hải đường mơn mởn cành tơ,
Ngày xuân càng gió càng mưa càng nồng.



Sự cách biệt giữa một cây mang tên là “ hải đường ” có thân và cành cây cứng cáp mà tôi hằng thấy trong những khu vườn cổ ở Huế, với ấn tượng về một cây hải đường mảnh khảnh như đã được miêu tả qua những vần thơ trên đã khiến tôi thắc mắc trong một thời gian khá lâu. Không lẽ Tiên Điền tiên sinh lại miêu tả cây hải đường thiếu chính xác đến thế ? Niềm hoài nghi đó được giải toả khi chúng tôi tình cờ được thấy tận mắt cây hải đường đúng như tiên sinh đã miêu hoạ trong Kiều.

Một sáng mùa Xuân cách đây đã có hơn 30 năm (ngày đó tôi còn là một du học sinh ở Nhật), khi đang đi bách bộ quanh khu cư xá du học sinh ở một vùng khá yên tĩnh ở Đông Kinh, tôi chợt thấy một cây hoa mảnh khảnh, cành trĩu hoa màu hồng tươi. Loài hoa này tôi chưa bao giờ thấy ở Việt Nam. Nhân có người đi qua, tôi hỏi hoa ấy tên gì. Ông ta bảo : “ Kaidô desu yo ” (Hải đường đấy mà !). Không hiểu linh tính nào đó đã cho tôi biết kaidô đích thị là loài hoa hải đường “ lả ngọn đông lân ” mà Nguyễn Du đã nhắc đến trong Kiều ! Cho đến bây giờ khi ngồi viết những dòng này, tôi vẫn chưa quên được cảm giác khoan khoái nhẹ nhàng lúc đó khi vừa vỡ lẽ một điều thắc mắc đã ám ảnh tôi khá lâu.

Đại từ điển tiếng Nhật Nihongo daijiten định nghĩa cây hải đường ở Trung Quốc (haitang) và ở Nhật (kaidô) như sau :
Hoa hải đường (pommier sauvage)

“ Cây nhỡ rụng lá, thuộc họ tường vi (rose) trồng làm cây kiểng trong vườn. Hoa nở vào tháng 4 dương lịch, sắc hồng nhạt. Loại có trái giống như quả táo tây, có thể ăn được. Cao từ 2 đến 4 mét ”. Cuốn từ điển này còn chua thêm là hoa hải đường dùng để ví với người con gái đẹp, đặc biệt khi muốn nói lên nét gợi cảm hay vẻ xuân tình. Theo “ Dương Quý Phi truyện ” trong Đường thư, một hôm Đường Minh Hoàng ghé thăm Dương Quý Phi, nghe nàng còn chưa tỉnh giấc, nhà vua bảo : “ Hải đường thuỵ vị túc da ? ”, nghĩa là “ Hải đường ngủ chưa đủ sao ? ” Trong văn học cổ Trung Quốc, cảnh hoa hải đường trong cơn mưa thường dùng để ví với dáng vẻ người con gái đẹp mang tâm trạng u sầu. Tên khoa học của cây hải đường là Malus spectabilis; tiếng Anh gọi là flowering cherry-apple (hay Chinese flowering apple, Japanese flowering crab-apple và nhiều tên khác nữa), tiếng Pháp gọi là pommier sauvage

Như vậy tên tiếng Việt của cây camellia/camélia mà từ trước đến nay ta thường gọi lầm là “ hải đường ” đúng ra phải gọi là gì ? Có người gọi camellia/camélia là hoa trà, hay trà hoa. Chẳng hạn, tiểu thuyết La Dame aux camélias của Alexandre Dumas (Dumas fils) trước đây có người dịch là “ Trà hoa nữ ” hay “ Trà hoa nữ sử ”, và từ điển Việt Anh của soạn giả Bùi Phụng cũng dịch “ trà hoa ” là camellia. Tuy dịch camellia là trà hoa (hay hoa trà) nghe có lý hơn là “ hải đường ”, nhưng theo thiển ý cũng chưa được ổn cho lắm vì hoa trà chỉ có màu trắng, trong khi đó camellia/camélia không chỉ có màu trắng mà còn có màu hồng và màu đỏ. Ta thử xem người Nhật và người Trung Quốc gọi camellia/camélia là gì. Tiếng Nhật gọi cây này là tsubaki, chữ Hán viết là “ xuân ”, gồm chữ bộ “ mộc ” bên trái và chữ “ xuân ” là mùa Xuân bên phải. Chữ “ xuân ” dùng trong nghĩa này nghe quá lạ tai đối với người Việt. Người Trung Quốc gọi camellia/camélia là shancha (sơn trà), sơn trà nghe cũng thuận tai và khá sát sao vì cây này cùng họ với cây chè (trà) và sơn trà nên hiểu là cây “ trà dại ” hay một biến thể của cây trà.

Đang phân vân chưa biết dùng từ nào trong tiếng Việt để dịch camellia/camélia cho thật sát nghĩa, chúng tôi lướt xem Truyện Kiều một lần nữa. Nào ngờ lời giải cho câu vấn nạn của chúng tôi đã có sẵn ngay trong đó : cụ Nguyễn Du trong tác phẩm bất hủ của mình cũng đã dùng hoa “ trà mi ” nhằm ám chỉ nàng Kiều, và trà mi chính là từ tiếng Việt tương ứng với camellia/camélia :

[COLOR="rgb(255, 0, 255)"]Tiếc thay một đoá trà mi,
Con ong đã tỏ đường đi lối về.
[/color]


Nhưng do đâu chúng ta có thể khẳng định như thế ? Việt Nam Từ điển của Hội Khai trí Tiến đức giải thích về hoa “ trà mi ” như sau : “ Thứ cây, có hoa đẹp, sắc đỏ, hoặc trắng, mà không thơm ”. Trà mi cùng họ với cây chè, có sắc đỏ hoặc trắng, và không có có hương thơm – đó chính là những đặc điểm của cây camellia/camélia mà chúng ta đã đề cập ngay ở đầu bài.

Một điều thú vị và rất đáng chú ý : “ trà mi ” là một tên gọi thuần Nôm, không có trong chữ Hán ! Nói một cách khác, thay vì gọi “ sơn trà ” như người Trung Quốc, ta chọn tên “ trà mi ” là cách gọi riêng của người Việt. Trong ấn bản chữ Nôm của Truyện Kiều (bản Lâm Nhu Phu, 1870), hai chữ “ trà mi ” được viết bằng hai chữ Nôm như sau : chữ “ trà ” được viết với bộ “ dậu ” với chữ “ trà ” bên phải, và chữ “ mi ” được viết với bộ “ dậu ” với chữ “ mi ” là cây kê bên phải (từ điển của Hội Khai trí Tiến đức mượn chữ “ mi ” là lông mày trong chữ Hán để viết chữ “ mi ” tiếng Nôm này). Trong Từ điển Truyện Kiều, học giả Đào Duy Anh trong phần văn bản viết hai chữ “ trà mi ” là “ trà (đồ) mi ” nhằm gợi ý “ trà mi ” cũng có thể đọc là “ đồ mi ”, tuy nhiên trong phần “ Từ điển ” lại giải thích là “ nước ta có hoa trà mi, nhưng khác với đồ mi của Trung Quốc ”. Theo thiển ý, hai chữ Nôm nói trên chỉ có cách đọc là “ trà mi ” chứ không thể đọc là “ đồ mi ”, vì trong chữ Hán, loài “ cây nhỏ, cành lá có gai, đầu mùa hè nở hoa sắc trắng, hoa nở sau các thứ hoa cây khác ” mà Đào tiên sinh đã giải thích về “ hoa đồ mi ” trong cuốn Hán Việt từ điển do tiên sinh biên soạn, chính là hoa mâm xôi (Robus rosacfolius) trong tiếng Việt.

Qua bài viết ngắn ngủi này, chúng tôi hy vọng đã chứng minh được rằng cây hải đường mà chúng ta thường ngỡ là tương ứng với cây camellia/camélia trong tiếng Anh và tiếng Pháp kỳ thực là một loài cây có hoa khác, có tên khoa học là Malus spectabilis. Mặt khác, tên gọi tiếng Việt của hoa camellia/camélia đúng ra phải là trà mi.

Trong Truyện Kiều, cụ Tiên Điền Nguyễn Du – nhà thơ muôn thuở của dân tộc Việt Nam – đã dùng tên của hai loài hoa này chính xác và tách bạch. Tiên Điền tiên sinh mượn hoa hải đường nhằm nói lên những nét yểu điệu gợi cảm của nàng Kiều qua bóng dáng của một Dương Quý Phi kiều diễm. Khi định mệnh đã đưa đẩy Kiều vào tay của Mã Giám Sinh và Sở Khanh – những kẻ “ thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương ” – tiên sinh đã mượn hình tượng của đoá hoa trà mi nhằm nói lên kiếp hồng nhan trước những thử thách quá ư nghiệt ngã của số phận.

Nhân thể, chúng tôi cũng xin nói rằng trong Đại Nam nhất thống chí, trong phần nói về các loài hoa ở “ Kinh sư ” (Huế) và “ Phủ Thừa Thiên ”, có đoạn nhắc đến hoa hải đường. Vì có liên quan đến bài viết này, chúng tôi xin trích lại nguyên văn
“ Kính xét bài thơ ‘Vịnh hải đường’ trong Minh Mệnh thánh chế có lời chú rằng : Theo Quần phương phả thì hải đường có bốn loại, là chiêm cánh, tây phủ, thuỳ lục và mộc qua, ngoài ra lại có hoa vàng loại hoa thơm, nhưng đều là cành mềm, hoa nhỏ, hoặc sắc vàng, hoặc đỏ lợt, hoặc như yên chi, chỉ có mấy sắc ấy thôi. Hải đường phương nam thì cây cao, lá to vừa dài vừa nhọn, hoặc sắc đỏ tươi, ruột có nhị, cánh to mà dày, lúc nở đẹp hơn hoa phù dung, nên tục gọi là “ sen cạn ”; so với hoa hải đường ở đất Thục thì đẹp hơn nhiều, tựa hồ phương Bắc không có giống hoa hải đường này, cho nên những lời trước thuật có khác. Còn như nói rằng ‘hoa đẹp lá tươi, mềm mại như xử nữ, hay say như Dương Phi say, yểu điệu như Tây Tử’ thực chưa hình dung hết được vẻ đẹp của hoa ấy. Năm Minh Mệnh thứ 17 khắc hình tượng vào Nghị đỉnh. Lại có một loại là Kim ti hải đường ”.

Đọc đoạn trích dẫn ở trên, ta có thể thấy là ngay từ thời vua Minh Mệnh đã có sự nhầm lẫn giữa hoa hải đường và hoa trà mi. Những loại hoa có “ cành mềm ” trong phần trích dẫn đúng là hoa hải đường, nhưng loại hoa gọi là “ Hải đường phương nam thì cây cao, lá vừa to vừa dài vừa nhọn, hoặc sắc đỏ tươi, ruột có nhị, cánh to mà dày ...” thì đúng ra phải gọi là hoa trà mi chứ không phải là hoa hải đường.

Nguyễn Du viết Truyện Kiều trước đó (dưới triều vua Gia Long), nhưng tại sao thi hào họ Nguyễn lại có thể phân biệt hai loại hoa này rạch ròi đến thế ? Chúng ta có thể phỏng đoán là ngoài những kiến thức thu thập qua sách vở, chắc hẳn Nguyễn Du đã thấy tận mắt hai loài hoa này trong lần đi sứ sang Trung Quốc vào năm 1813.
Trả lời với trích dẫn
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 30-05-2012, 03:41 PM
mktkimthanh mktkimthanh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.169
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Sự tích Hoa Trà Mi
( Kiêu hảnh, coi thường tình yêu)

Khi linh mục Kamêli được phái tới Nhật Bản để truyền đạo thì ông không ngờ rằng ông lại bắt gặp ở đây những vị thần có khả năng quyến rũ cả những cha cố tiếng tăm. Ông thề rằng ông sẽ tránh xa mọi cám dỗ trần thế và tự hành hạ mình bằng cái đói và cái khát. Bởi vậy các thầy học của ông và bản thân ông đều tin rằng với sự trong sáng của mình ông rất đáng được ơn huệ của Chúa, và Chúa sẽ giúp ông biến những người Nhật Bản lầm lạc theo đạo.

Ở Nhật Bản, trong lúc chuẩn bị cho công việc đại sự, cứ chiều chiều ông lại vào rừng nhặt nhạnh các rễ cây và bắt châu chấu đem phơi khô dành cho mùa đông. Phải nói rằng số lượng lớn châu chấu mà ông kiếm được là ở trên các cành của một cái cây lớn. Châu chấu nhiều đến nỗi dù ông cố bắt hết thì sang chiều hôm sau chúng lại phát triển thành bầy nhung nhúc.Vào một buổi chiều nóng bức, Kamêli dừng chân trong một làng xa, kể chuyện cho những người nông dân nghe về buổi truyền đạo trên núi và mãi tới tận nửa đêm ông mới tới được cái cây lạ lùng kia. Mặt trăng tròn vành vạnh nhô cao trên đỉnh rừng, cây cối đứng im lìm tựa như đã thấm mệt, còn lũ châu chấu thì im lặng hoặc có thể vị linh mục đã quá quen với tiếng kêu ri rỉ của nó đến nỗi chẳng buồn nghe nói nữa.

Khi Kamêli chắp hai tay vẻ thành kính và ngước lên trời tạ Thượng Đế vì ơn huệ của một ngày qua thì trong đám lá cây bỗng vang lên tiếng cười ngọt ngào của một thiếu phụ.
- Ha ha ha! - một sinh vật như một chú thỏ, thoăn thoắt nhảy từ cành nọ qua cành kia, phô hàm răng trắng xoá.
- A! Một kẻ vô đạo đã phái con quỷ này đến cám dỗ ta đây ư ? - Kamêli quả quyết.
Sau cái khoát tay của ông, con quỷ dường như hứng chí hơn, nó liền nhảy ngay xuống cành cây thấp nhất và bắt đầu huơ huơ đôi chân trắng ngay trên đầu vị linh mục.
Kamêli lùi lại vài bước, chăm chú nhìn cái sinh vật kỳ dị kia. Toàn thân nó được bao bọc một lớp xanh hòa lẫn trong màu xanh lá cây, chỉ có đôi chân trắng muốt và cái đầu nhỏ tóc vàng lấp lóa ánh trăng là thấy rõ và được thu lại tựa một bông hoa sặc sỡ đang kỳ nở rộ.

- Ngươi là ai? - tu sĩ hỏi
- Hi hi! Ha ha!
- Ngươi là nữ nhi ư?
Sinh vật lắc đầu quầy quậy
- Vậy ngươi là ai? Tên ngươi là gì?

- Ta là Đơriađa, linh hồn của cái cây này, - đầu tóc vàng thú nhận - Ta đến để tạ ơn ngươi vì ngươi đã làm cho thân cây của ta sạch bóng lũ châu chấu tanh hôi.

Nói xong, hồn cây nhảy luôn vào lòng bàn tay của tu sĩ, đoạn ôm chầm lấy ông và gắn vào bộ râu của ông một nụ hôn. Kamêli lúng túng đến nỗi đáng lẽ phải đẩy cô gái rừng xanh ấy ra xa thì ông lại kéo diết cô ta lại phía mình và cứ để nguyên giây phút kỳ diệu như thế trong đời một hồi lâu.

- Ta không thể ở lại với nhà ngươi lâu hơn được nữa - Đơriađa thì thào - nếu không cái cây của ta sẽ khô héo mất.
Con quỷ vùng ra khỏi tay ôm của kamêli và nhảy lên một cành cây xanh.
Chỉ đến lúc này vị tu sĩ mới hiểu rằng ông đã phá bỏ lời thề về sự trinh trắng và ông trở về nhà trong tâm trạng đầy u uất. Biết làm sao được? Liệu ta có còn xứng đáng là một vị linh mục nữa hay không?
Cho đến tận đêm khuya lạnh lẽo, cái đầu bốc lửa của Kamêli mới nguôi ngoai được đôi chút. Ông bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về những sự việc vừa xảy ra. Ông đã phá bỏ lời thề rồi ư? Người đã hôn ông không phải là một thiếu phụ mà là một linh hồn, bởi vậy, cái hôn này chẳng phải đem lại niềm vui sướng xác thịt. Nàng không phải là phù thủy, nếu không nàng đã biết sợ dấu hiệu của nhà thờ. Phải, trong kinh thánh không hề nói đến chuyện tiếp xúc với thần linh, như vậy là đã phạm tội. Sau khi tự trấn an như vậy, vị linh mục thấy tự tin hẳn lên.

Nửa đêm hôm sau, bị tính tò mò thôi thúc, Kamêli lại đến trước cái cây lạ.
- Đơriađa! - Ông cất tiếng gọi và dừng lại dưới một chiếc lá to bản.
- Hi hi! Ha ha! - Một tiếng cười hỉ hả cất lên. Và qua tiếng lá cây sột soạt có thể đoán ra cô gái rừng xanh đang tụt xuống đất.
Ngay từ lúc trưa, vị tu sĩ đã nghĩ cách giải thích lý do ông trở lại chỗ cây này. Khi Đơriađa đã ngồi trên một cành cây thấp, ông không hề lúng túng thanh minh:
- Tôi đến để xem lũ châu chấu có còn quấy rối các cây của bà nữa không.
- Một tên vô lại nào đó đã leo lên tận ngọn cây rồi,- Cô gái rừng xanh than phiền - nếu ngươi bắt được nó, ta sẽ rất biết ơn người.

Kamêli quấn hai vạt áo quanh thắt lưng và thoăn thoắt leo lên cây. Một con châu chấu đã bị tóm và ông đã được thưởng công xứng đáng.

Cả lũ châu cháu đã bị diệt gọn, song Kamêli không hề lúng túng, nghĩ cách đoạt được nụ hôn của Đơriađa. Mùa đông đã đến gần, không khí bắt đầu nhuốm lạnh. Trong một đêm Đơriađa đã nói với Kamêli:
- Ngày mai ngươi đừng đến đây nữa. Trước mùa xuân, cái cây phải nghỉ ngơi và ta sẽ cùng nghỉ với nó.
Cái tin lạ lùng khiến Kamêli sửng sốt. Ông sẽ sống ra sao đây nếu thiếu niềm vui? Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, rồi nhiều tháng cứ qua đi thì sao? Còn linh hồn dịu dàng - Đơriađa - hẳn nàng đang bị chết cóng trong hốc cây không, phải nghĩ ra một điều gì đó, phải làm một cái gì đấy để cứu nàng.
Giá như còn thời gian hẳn Kamêli sẽ nghĩ ra được điều gì đấy, nhưng bây giờ chẳng còn thời gian để nghĩ nữa, cần phải hành động. Ông túm lấy cô gái rừng xanh, giấu dưới vặt áo rộng và đem về nhà mình. Suốt dọc đường Đơriađa đành câm miệng hến, chỉ khi bước vào gian phòng mà vị linh mục đặt nàng xuống giường, nàng mới kêu lên:
- Ngươi làm cái trò gì thế? Giờ này chắc cái cây của ta đang bắt đầu chết héo....
- Mặc cho nó chết héo. Chẳng lẽ trong rừng hiếm cây sao? Kamêli an ủi nàng.
- Ông hiểu việc đó như thế nào. Nếu cái cây của tôi khô héo thì tôi sẽ chết. - Đơriađa nói, giọng buồn bã.
- Đó là chuyện nhảm nhí, ta sẽ giải phóng nàng khỏi nơi này - Vị tu sĩ thề thốt.
Tới mùa xuân, khi các lá cây bắt đầu trổ màu xanh, Đơriađa cứ yếu dần và gầy rộc hẳn đi.
- Hãy trả ta về với cây của ta! - Nàng khẩn khoản nói với Kamêli và ông đã sẵn sàng thực hiện yêu cầu của nàng, đồng thời hy vọng không khí mùa xuân sẽ chữa cho Đơriađa lành bệnh.
- Thật là đau khổ! - Đơriađa kêu lên khi Kamêli đặt nàng ngồi trên cành cây thấp - Cái cây của tôi đã chết rồi.
Trước mắt Kamêli nàng cứ tự tan biến đi và hòa lẫn vào cây xanh. Mãi tới một ngày kia, hệt như bông hoa lộng lẫy, mớ tóc hung hung của nàng bừng đỏ lên, rồi sau đó chúng cứ lấp loáng.
- Xin nàng đừng bỏ đi, hãy nói với ta, dù chỉ là đôi lời!
Kamêli thất vọng cầu xin và ông đã nghe được giọng nói yếu ớt đáp lại:
- Trên đỉnh ngọn cây kia vẫn còn hơi thở nóng hổi của cuộc sống. Hãy bẻ lấy một nhành cây trên đó và đem trồng ngay xuống đất.

Kamêli bẻ ngay một cành cây tươi và đau đớn trở về nhà. Ít lâu sau, từ cành cây đó mọc lên một bụi cây và nở ra những bông hoa đỏ sặc sỡ.
Vài năm sau, vị tu sĩ già từ Nhật Bản trở về Châu Âu. Ông là người duy nhất mang theo về một chậu hoa mà ai cũng phải trầm trồ. Kamêli đặt tên nó là Hoa Đơriađa nhưng người đời không thể nhập tâm được một cái từ khó đọc như vậy nên đã gọi tên hoa bằng tên vị linh mục: Camellia - Hoa Trà mi.
Trả lời với trích dẫn
  #3  
Cũ 30-05-2012, 03:41 PM
ctyxdcaosu ctyxdcaosu đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.149
Mặc định

hoa trà mi có phải là hoa trà ko anh, hoa đẹp quá :x
Trả lời với trích dẫn
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com