sau đây là bài viết của bạn camauteur mình đã chỉnh lại ảnh cho mọi người dễ tham khảo xin lập mục mới này.vì bài viết này cũng đã khá lâu.
Sau đây là một số bệnh thường gặp ở cây mai vàng mà mình biết được rất mong được đóng góp thêm từ các thành viên trong diễn đàn.
PHÒNG TRỊ NHỆN ĐỎ HẠI CÂY HOA MAI
Câu hỏi: Cây mai vàng ở chỗ chúng tôi gần đây thường bị một hiện tượng như sau, trên những lá già hoặc những lá bánh tẻ có những con vật nhỏ tý xíu như con mạt gà, mầu đỏ nâu đậm hoặc mầu hồng, mầu vàng, chúng bò lăng xăng ở mặt dưới và cả mặt trên của lá mai. Sau khi chúng xuất hiện một thời gian thì ở mặt trên của lá mai có những vết trắng lấm tấm, một thời gian sau đó thì lá trở nên thô cứng, chuyển sang mầu xanh đen có pha chút mầu nâu đồng loang lổ trên lá, lá phồng như bánh tráng...Xin cho biết đó là sâu bệnh gì? Làm cách nào để phòng trị những sâu bệnh này?
Triệu chứng:
Trả lời: Qua mô tả của các bạn, kết hợp với những gì hiểu biết được về sâu bệnh hại trên cây hoa mai mà chúng tôi đã có dịp quan sát được ở một số vườn mai của Quận 12 (Tp. HCM) đầu mùa khô năm ngóai, chúng tôi cho rằng cây mai ở chỗ các bạn đang bị con nhện đỏ gây hại, những con nhện này có tên khoa học là Tetranychus sp. Lòai nhện này gây hại trên khá nhiều lọai cây, từ cây ăn trái, cây rau mầu cho đến một số lọai cây hoa kiểng. Cơ thể của chúng rất nhỏ (khỏang 1 mm), hình bầu dục và có 8 chân. Khi mới nở nhện có mầu xanh vàng lợt, khi lớn chúng chuyển dần sang mầu hồng và đỏ đậm. Muốn quan sát kỹ chúng các bạn phải có kính lúp có độ phóng đại nhiều lần. Nhện sinh sản rất nhiều, đã thế vòng đời của nhện lại ngắn vì thế chúng tích lũy mật số khá nhanh, dễ bột phát gây hại nặng nếu gặp điều kiện thuận lợi. Cả nhện trưởng thành và nhện non đều bu bám trên bềâ mặt của lá, cạp ăn biểu bì và chích hút dịch của lá từ khi lá bước vào giai đọan bánh tẻ trở đi, làm cho lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám mà các bạn đã thấy, sau đó lá chuyển dần sang mầu xanh đen và nâu hơi đậm loang lổ như các bạn đã mô tả trong thư là mầu nâu đồng, phiến lá bị phồng lên như bánh tráng. Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, bộ lá của cây hoa mai sẽ bị cằn lại, thô cứng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến qúa trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mai, nhất là trong mùa khô. Do cơ thể của nhện rất nhỏ mắt thường khó nhìn thấy mà chỉ nhìn thấy triệu chứng gây hại để lại của nhện trên lá nên trong thực tế đã có những chủ vườn mai ở Quận 12 cứ tưởng cây mai bị bệnh và điều trị theo hướng dùng thuốc trừ bệnh nên không thấy “bệnh” thuyên giảm.
Để phòng trị lọai nhện này các bạn có thể tiến hành một số công việc sau đây:
-Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai qúa xít nhau, để vườn mai có độ thông thóang.
-Hàng ngày khi tưới tắm, chăm sóc vườn mai các bạn nên chú ý quan sát cây mai, kiểm tra bộ lá mai (nhất là những lá từ giai đọan bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để dễ phát hiện nhện các bạn phải dùng kính lúp, nếu không có kính lúp các bạn có thể kiểm tra bằng cách gián tiếp như sau: ngắt những lá mai nghi có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngòai tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ mầu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao. Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây các bạn có thể dùng một trong các lọai thuốc sau đây để phun xịt: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC... Do nhện là một lòai dịch hại rất dễ kháng thuốc, vì thế các bạn không nên chỉ dùng một lọai thuốc liên tục trong một thời gian dài (dù thuốc đó diệt nhện rất tốt) mà các bạn nên dùng luân phiên những lọai thuốc trên đây với nhau. Về liều lượng và cách sử dụng các bạn có thể đọc hướng dẫn có tin trên nhãn thuốc.