Trả lời
  #1  
Cũ 27-05-2012, 11:40 AM
phuong_huy phuong_huy đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.189
Mặc định Chữa bệnh từ hoa Phù dung

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Mình xiu tầm được một số bài thuốc trị bệnh từ cây cỏ quanh ta, pots lên chuyên mục này để cả nhà cùng tham khảo & ứng dụng.

Hoa Phù dung chữa bệnh phụ nữ /Thực vật trị bệnh

Phù dung, một loại cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh, tên khoa học là Hibiscus mutabilis L.. Trong dân gian còn được gọi là mộc liên, địa phù dung, tam biến hoa, thất tinh hoa, sương giáng hoa, túy tửu phù dung, đại diệp phù dung...

Cây Phù dung nhỏ, cao chừng 2 - 5m, cành có lông hình sao ngắn, vỏ thân có nhiều xơ sợi, lá mọc cách, xẻ 3 - 5 thùy, hình bàn tay, rộng 10 - 20cm, mặt trên có lông, mép khía răng cưa. Hoa to và đẹp, mọc đơn độc hoặc tụ nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng có màu trắng, chiều ngả màu hồng đỏ. Quả hình cầu 5 cạnh, đường kính từ 2 - 5cm, có lông màu vàng nhạt.

Theo Y học cổ truyền, hoa phù dung vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết chỉ huyết (làm mát huyết và cầm máu), tiêu thũng chỉ thống (làm hết phù thũng và giảm đau), thông kinh hoạt huyết, bài nùng (làm hết mủ).

Một số bài thuốc ứng dụng:

Bài 1: Kinh nguyệt kéo dài không dứt: Hoa phù dung 9 - 30g sắc uống, hoặc hoa Phù dung và Gương sen (Liên phòng) lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 6g với nước cơm.

Bài 2: Kinh nguyệt không đều: Hoa Phù dung hoặc vỏ rễ 9 - 12g, sắc uống.

Bài 3: Thống kinh: Đế hoa phù dung 7 cái, sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút đường phèn rồi uống.

Bài 4: Khí hư (bạch đới): Hoa phù dung 10 đóa sắc uống.

Bài 5: Viêm âm đạo: Hoa hoặc lá Phù dung 1.000g, sắc kỹ lấy 1.000ml, bỏ bã, để nguội, cho thêm benzoic axit 0,3%, bảo quản bằng dung dịch thuốc tím 1%, dùng dịch chiết hoa phù dung ngâm rửa âm đạo mỗi ngày một lần.

Bài 6: Viêm tuyến vú: Dùng hoa, lá hoặc rễ Phù dung sắc uống hoặc giã nát đắp vào vùng tổn thương.

Bài 7: Trẻ em hay đầy bụng do giun: Hoa Phù dung hái lúc còn màu trắng, phơi khô trong bóng râm rồi thái nhỏ nấu canh với Gan gà cho ăn hằng ngày.

Bài 8: Viêm khớp: Hoa Phù dung 15g, Xích đậu 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau. Cũng có thể thay thế bằng bột lá Phù dung khô.

Bài 9: Chữa mụn nhọt, chín mé:

Cách 1: Hoa hoặc lá Phù dung sấy khô tán bột, trộn với Vaselin thành cao mềm theo tỷ lệ 1:4 rồi đắp lên tổn thương, hằng ngày hoặc cách ngày thay thuốc một lần.

Cách 2: Hoa Phù dung 30g, Đan bì 15g, sắc uống.

Cách 3: Hoa Phù dung và Dã cúc hoa lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, trộn với mật ong bôi lên tổn thương.

Cách 4: Hoa Phù dung tươi giã nát đắp vào nơi bị bệnh.

Cách 5: Hoa hay lá Phù dung một phần, củ Chuối tiêu hai phần, lá Vòi voi (có thể thay bằng Rau má tươi) một phần, muối ăn một chút, tất cả giã nát rồi đắp lên tổn thương.

Cách 6: Hoa, lá Phù dung giã nát, trộn thêm chút muối rồi bó vào nơi bị bệnh
Kỹ thuật trồng cây đinh lăng /Thực vật trị bệnh

Cây Đinh lăng (Polyscias fructicosa) thuộc họ Ngũ gia bì - dược liệu quý sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khoẻ và làm gia vị cho các món ăn như gỏi cá, thịt chó.

Cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa) thuộc họ Ngũ gia bì - dược liệu quý sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị bệnh, bồi bổ sức khoẻ và làm gia vị cho các món ăn như gỏi cá, thịt chó...

Hiện nay, ở một số địa phương, bà con nông dân hoặc các trang trại đã biết trồng với số lượng lớn vì hiệu quả kinh tế của nó. Tuy nhiên, cách trồng như thế nào để có hiệu quả cao thì nhiều người còn chưa được biết tới.

Theo dân gian, Đinh lăng có hai loại chính: Đinh lăng nếp và Đinh lăng tẻ.
- Đinh lăng tẻ: là loại lá to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng năng suất thấp. Loại này không nên trồng.
- Đinh lăng nếp: là loại lá nhỏ, xoăn; thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dầy cho năng suất cao và chất lượng tốt. Nên chọn loại này để trồng.

Khi chọn giống, chọn cành bánh tẻ hoặc phần ngọn của cây có màu nâu nhạt, chặt ra từng đoạn 25 - 30cm (dùng dao sắc để chặt, tránh bị dập 2 đầu). Không nên trồng cả cành dài vừa lãng phí giống vừa khó chăm sóc.

Đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất cát pha, tơi xốp, có độ ẩm trung bình.

- Làm đất trồng Đinh lăng: Khi trồng đại trà, diện rộng, phải cày bừa làm đất tơi. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính 40cm/hố. Đất làm tơi, lên luống cao 20cm rộng 50cm. Nếu làm ruộng thưa nên đánh rạch ở giữa sâu 15cm rồi đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống). Sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm. Trồng xong, phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp.

- Khi trồng xong, nếu đất khô phải bơm nước ngập 2/3 luống hoặc tưới bảo đảm độ ẩm cho đất trong vòng 20 - 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.

- Nếu trồng ở chỗ đất tận dụng như rìa vườn, đường đi hoặc nơi đất cao khó tưới thì có thể cuốc hốc sâu 20cm rồi đặt hom giống xuống và lấp kín hom không để hở, sau này hom có thể phát rễ và nảy mầm mọc lên nhưng lâu. Trồng ở những chỗ này phải chọn hom ở những đoạn cành già và tưới đẫm nước lần đầu.

- Thời vụ: Nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1 - 4. Vào mùa hè cần phải dâm hom giống 20 - 25 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Dâm cành bằng cách đem hom cắm xuống đống cát để trong bóng mát.

Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn và ít sâu bệnh. Hầu như không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9. Mỗi gốc chỉ để 1 - 2 cành to là được.

Năm đầu, vào tháng thứ 6 sau trồng, bón thúc 8kg urê/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng 300kg/sào và 15kg NPK + 4kg kali. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch.

Đinh lăng có thể thu hoạch quanh năm, song tốt nhất là vào tháng 11 - 12. Củ và rễ tươi đã thu hoạch cần chế biến ngay, không nên để quá 5 ngày. Có thể thái lát mỏng 0,3 - 0,5cm rồi rửa sạch đem phơi hoặc sấy khô. Đóng bao 2 lớp: trong nilông, ngoài bao tải dứa để tránh mốc.

Nguyễn Thế Viễn (CTQ25)
Chỉ Thiên- cây thuốc giải độc tiêu thường /Thực vật trị bệnh

Chỉ thiên hay còn gọi cây Thổi lửa, cỏ Lưỡi mèo, cỏ Lưỡi chó, Co tát nai (dân tộc Thái), Nhả đản (dân tộc Tày), một số thầy lang hay gọi là Tiền hồ nam.


Trong các sách Trung dược, cây có tên là “Khổ địa đảm”, “Thiên giới thái”, “Thổ sài hồ”, “Thổ bồ công anh”, “Xuy hỏa căn” (rễ Thổi lửa), “Thiết tảo trửu” (cái Chổi sắt) ... Tên khoa học là Elephantopus scarber L. họ Cúc (Asteraceae)

Chỉ thiên là loài cỏ mọc hoang, sống dai, thân cao chừng 20-50cm, nhiều cành, gần như không có lá, cả cây có lông. Lá gốc mọc thành hình hoa thị, sát đất. Phiến lá dài chừng 6-12cm, rộng 3-5cm, hình thìa, có lông trắng ở cả hai mặt, mép có răng cưa lượn sóng, phía dưới hẹp lại thành cuống rộng ôm vào thân. Lá ở thân nhỏ và hẹp hơn lá ở gốc. Hoa màu tím, mọc thành xim, có đầu giả. Quả hình thoi, có 10 cạnh lồi. Mùa hoa quả: tháng 1-8. Có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Khi dùng cần chú ý vì do trùng tên, cây Chỉ thiên (thổi lửa) nói ở đây dễ bị lẫn với cây “Chỉ thiên giả”, cũng gọi là “Tiền hồ nam”, tên khoa học là Clerodendrom inducum (L.) O Ktze, họ Cỏ roi ngựa, thường dùng làm thuốc bổ, đắng, tiêu đờm, chữa ho và trừ giun.

Theo Đông y: Cây Chỉ thiên có vị đắng, tính mát; vào 3 kinh phế, tỳ và can. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khoan trung hạ khí, lợi tiểu, tiêu thũng.

Chủ trị: cảm sốt, ho, họng sưng đau, đau mắt đỏ, chảy máu mũi, ỉa chảy, vàng da, viêm thận phù thũng, ung nhọt, rắn cắn.

Liều dùng: 9 - 16g khô (hoặc 30 - 60g tươi) sắc lấy nước hoặc giã vắt lấy nước cốt uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước xông rửa.

Kiêng kỵ: Người cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng. Không dùng đối với bệnh thuộc “chứng hàn”.

Một số bài thuốc có dùng cây Chỉ thiên
- Chữa chứng lâm (đái buốt, đái ra máu, sỏi, đái đục, nước tiểu lẫn chất nhầy): Cây Chỉ thiên, rễ Bấn đỏ, rễ Vậy trắng, rễ Cỏ tranh, Cỏ bấc, thịt ốc nhồi - mỗi thứ một nắm, sắc nước uống (Bấn đỏ còn gọi là “Mò đỏ”, “Vậy đỏ”, “Xích đồng nam”; Vậy trắng còn gọi là “Bấn trắng”, “Mò trắng”, “Bạch đồng nữ”.
- Chữa môi lở sưng đau: Lá Chỉ thiên tươi, rửa sạch, thêm chút muối, giã nhỏ, vắt lấy nước bôi hoặc đắp vào chỗ đau.
- Chữa mụn nhọt, đinh râu: Lá Chỉ thiên tươi giã với giấm hoặc mẻ đắp.
- Chữa rắn cắn: Cây Chỉ thiên tươi giã, nuốt nước, bã đắp. Có thể phối hợp với lá Bồ cu vẽ, lá ớt.
- Chữa mũi chảy máu: Cây Chỉ thiên tươi 20 - 30g, nấu với một lượng thích hợp Gan lợn, ăn Gan và uống nước thuốc, dùng liên tục 3 - 4 ngày.
- Chữa vàng da (thể dương hoàng): Cây Chỉ thiên tươi (cả rễ) 100 - 150g, nấu với thịt Lợn ăn, dùng liên tục 4 - 5 ngày.
- Chữa cổ trướng: Cây Chỉ thiên tươi 60g, sắc lấy nước, chia thành 2 phần uống trong ngày, sáng sớm và buổi tối; cũng có thể đem nấu với thịt lợn ăn.
- Chữa bí đái: Cây Chỉ thiên tươi 20 - 30g, sắc nước uống.
- Chữa cước khí: Cây Chỉ thiên tươi 30 - 60g, Đậu phụ 60 -120g, hầm lên ăn.
- Chữa chứng nhiệt lâm (đái nhỏ giọt, niệu đạo nóng buốt ...): Cây Chỉ thiên tươi 120g, thịt Lợn nạc 150 - 200g, một chút muối. Tất cả cho vào nồi, sắc lấy nước, bỏ bã, chia thành 4 lần uống trong ngày.
- Chữa ung nhọt độc mọc ở dưới nách: Cây Chỉ thiên tươi, thêm chút muối và giấm, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, dùng băng dính cố định lại; nhọt đã mưng mủ vẫn chữa được.
- Chữa họng sưng đau, viêm amiđan: Chỉ thiên khô 10g, hãm với 300ml nước sôi trong nửa tiếng, chia ra uống trong ngày. Cũng có thể dùng lá tươi, nhai lẫn với chút muối, nuốt dần.
- Chữa khoang miệng, lưỡi bị viêm loét: Chỉ thiên khô 30g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Tác dụng phụ: trong bụng có cảm giác hơi khó chịu; người già và trẻ nhỏ dùng phải thận trọng.
Trả lời với trích dẫn
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 27-05-2012, 11:40 AM
ctyxdcaosu ctyxdcaosu đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.149
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trái bí đao rất phổ biến & rất nhiều công dụng trong chữa bệnh các bạn ạ.
Trái bí Đao chữa bệnh/Trái cây trị bệnh

Bí đao (tên khác: bí phấn, bí xanh) - Benincasa hispida (Thunb.) Cogn., thuộc họ bầu bí - Cucurbitaceae
Công thức khắc uống
100 g bí đao tươi có: 67,9% nước; 0,4% protein; 0,1% lipid; 0,7% cellulose; 0,4% khoáng: 26mg Ca, 23mg P; 0,3mg Fe; 0,01mg caroten; 0,01mg vitamin B1; 0,02mg vitamin B2, 0,03mg vitamin PP; 16mg vitamin C; 12 calo.

Tên thuốc của Bí đao là Đông qua.

Vỏ bí đao sắc đặc uống lợi tiểu, chữa bệnh đái rắt do bàng quang nhiệt hoặc đái đục ra chất nhầy.

Bí đao nấu canh cá chép cùng với hành củ chữa phù thũng.

Hạt bí đao dùng chữa ho.

Lá bí đao giã nát trộn với giấm, đáp trị các cầu ngón tay sưng đau.
Trả lời với trích dẫn
  #3  
Cũ 27-05-2012, 11:40 AM
minhphuong889300 minhphuong889300 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.121
Mặc định

Một chút hiểu biết về Trầm Hương! Các bạn cùng tham khảo nhé.

Trầm hương /Loài cây thân gỗ

Trầm hương Trầm hương còn gọi là Trầm đó, Kỳ nam,… tên khoa học Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Họ Trầm Thymelaeaceae.

Trầm hương
Trầm hương còn gọi là Trầm đó, Kỳ nam,… tên khoa học Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Họ Trầm Thymelaeaceae.
Trầm hương dưới dạng “Bắp trầm” có thể thấy trong thân, gốc, rễ hay cành của cây Trầm với hình dạng và kích thước rất thay đổi. Nguyên nhân hình thành Trầm chưa rõ. Không phải cây Trầm nào cũng có Trầm hương.

Có 2 loại: Trầm sinh ở cây sống, Trầm rục ở cây đã đổ. Kỳ nam là loại Trầm đặc biệt.

Trong Trầm có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là benzylaceton 26%, metoxybenzalaceton 53% và terpen alcol 11%, còn có axit cinnamic và các dẫn xuất của nó.

Trầm hương có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ôn, vào các kinh thận, tỳ, vị, có tác dụng giáng khí ôn trung, noãn thận, tráng nguyên dương, giảm đau, giúp trấn tĩnh.
Trầm hương - Dược liệu quý

Trầm hương không chỉ là nguyên liệu chất thơm, quý hiếm mà còn là vị thuốc đặc sản của Việt Nam (chữa đau bụng, đau người…)
Trả lời với trích dẫn
  #4  
Cũ 27-05-2012, 11:40 AM
minhphuong889300 minhphuong889300 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.121
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bác Vương định chuyển nghề sang đông y hay sao mà chịu khó sưu tầm nhiều bài thuốc thế?=D>=D>:-h
Trả lời với trích dẫn
  #5  
Cũ 27-05-2012, 11:40 AM
drvovanloan drvovanloan đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.169
Mặc định

Ừ dcvuong ạ! dạo này đói kém Wá,[-([-([-( định tay trái chuyển sang bốc thuốc nam. Hì hì...!!!)))
Trả lời với trích dẫn
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com