Trả lời
  #1  
Cũ 31-05-2012, 09:17 AM
vimexco vimexco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.153
Mặc định Phân bón và tưới nước cho cây phong lan (ST)

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Phân bón và tưới nước cho cây phong lan

Tuesday, 17. April 2007, 03:12:49

CLB sinh vật cảnh
Nhiều người lầm tưởng rằng cây Phong Lan chỉ cần có khí trời và nước là có thể sống và phát triển được. Thật ra, cây Phong lan cũng như tất cả các loại cây trồng khác đều phải có đầy đủ chất dinh dưỡng và kích thích tố. Nhìn chung, một cây Phong lan (cả lan rừng lẫn lan cấy mô) đều cần rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi bật các nguyên tố da lượng như N (Đạm), P (Lân) và K (Kali) và các nguyên tô vi lượng như Fe (Sắt), Cu (Đồng), Ma (Ma ngan), Bo (Bo), Mo (Molibden)...

Ngoài ra Phong lan cũng cần phải có đầy đủ các nguyên tố bổ sung như Ca (Calci), Mg (ma giê), S (sunphua)... Mỗi một loại nguyên tố đều có giá trị dinh dưỡng riêng của nó, không thể thiếu được.

Ví dụ, đạm cần cho việc đảm bảo Protein và Nuleoprotein trong tế bào, giúp cho sự tăng trưởng của cây (nhất là ở lá) và sự hô hấp. Cây Phong lan thiếu đạm sẽ cằn cỗi, yếu, không xanh tươi và lá nhỏ, hơi vàng. Còn lân rất cần cho sự quang hợp, giúp cho việc tăng cường sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, làm cây chóng ra rễ, nẩy mầm khỏe và sớm có hoa.

Thiếu lân, cây Phong lan sẽ kém tăng trương, cây nhỏ, sức đề kháng kém, lá xanh pha tím, rễ ít, chậm ra hoa. Còn Kali đảm bảo sự vận chuyển nước và các chát dinh dưỡng trong
cây, luân lưu sự điều hòa như quang hợp, phân hóa tế bào, làm cho cây dự trữ được chất dinh dtfơng. Nếu thiếu Ka li, cây ngừng phát triển, khô dần, lá úa vàng dễ rụng.

Hiện nay, do việc nuôi trồng Phong lan đã đi vào sản xuất công nghiệp, do đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây, trong đó chủ đạo gồm 3 nguyên tố chủ yếu N, P, K với các nguyên tố vi lượng bổ sung thích hợp. Phong lan sau khi được đưa ra khỏi chai cấy mô sẽ phát triển quả 4 giai đoạn với 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau:

- Phong lan dưới 3 tháng tuổi, phân bón chủ yếu là đạm, còn lân và kali cũng dùng, nhưng rất loãng. Cụ thể Phong lan 2 tháng dùng 3 g đạm pha trong 10 lít nước và tưới mỗi tuần 1 lần... Phong lan 3 tháng, dùng 5 g đạm trong 10 lít nước và tưới 10 ngày 1 lần (có thể pha loãng bằng một nửa và tưới sát ngày hơn).

- Phong lan từ 4 tháng đến 10 tháng tuổi, dùng cả 3 loại nguyên tố, với công thức N = 3, P = 1, K : 1. cụ thể là: 10g N + 3g P + 3g K pha trong 10 lít nước và cứ 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới 1 tuần 1 lần).

- Phong lan từ 10 tháng đến 16 tháng tuổi, dùng cả 3 nguyên tố như nhau (N = 2, P = 2, K = 2) cụ thể là : 6g N + 6g P + 6g K, pha trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và một tuần tưới một lần), kết hợp pha thêm nguyên tố vi lượng.

- Phong lan từ 16 tháng tuổi trở lên, cho đến khi ra hoa, dùng công thức N = 1, P = 2, K = 3. Cụ thể là 5g N, 10g P, 15g K pha chung trong 10 lít nước, nửa tháng tưới 1 lần (có thể pha loãng một nửa và tưới tuần 1 lần) dùng nhiều nguyên tố vi lượng hơn.

Về nguồn phân vô cơ này, có thể dùng các loại cho phù hợp với Phong lan như N nên dùng (NH4)2SO4 21% N (Sulphat amnonium, hơi chua, Phong lan dễ tiếp thu. Về P nên dùng [CaH4(PO4)2CaSO4 (Super lân) 20% P2O5 dễ tan nên Phong lan hấp thu được ngay. Về K nên dùng SO4K2 (sulphat Kali). Còn các nguyên tố khác như Ca thì dùng Ca(NO3)2 (không nên dùng vôi trắng); Mg thì dùng MgSO4 hay MgHPO4; Fe nên dùng sắt tam FeCl3; còn Cu nên dùng đồng nhị CuCl2; Zn có thể dùng cả ZnCl2 Và ZnSO4; Cũng như Ma dùng cả MnCl2 và MnSO4. Ngoài ra, có thể pha thêm một ít các vitamin (loại C và B) các chất kích thích tố như 2,4 D, Giberalin, Citokinin...

Khi Phong lan đã trưởng thành (nhất là các loài Phong lan rừng giai đoạn sinh trưởng khá dài) có thể dùng các loại phân hữu cơ. Thông dụng có thể dùng nước tiểu (pha thật loãng 1/20 và mỗi tuần tưới 2 lần), phân các loài động vật (phân bò, lợn...) ngâm trong nước cho thật mục, lọc lấy nước rồi tưới cho cây (1 phần phân hòa với 30 phần nước). phân chuồng rất giàu các chất N, P, K cùng với các nguyên tố vi lượng cần thiết, nó rất thích hợp cho các loài Phong lan trồng ở luống (trong đó phân bò và phân lợn, được xem là thích hợp nhất). Phân bò tươi có tác dụng ủ mát và kích thích rễ Phong lan phát triển, nếu để hoại sẽ mất đi nhiều chất cần cho cây.

Còn phân lợn có thể bón cho Phong lan trồng ở chậu lớn vừa phân) vừa nước tiểu lợn, nó cũng có tác dụng rất lớn đến sự tăng trưởng của rễ Phong lan, tuy nhiên chỉ nên dùng mỗi
tháng một lần, và đối với Phong lan mới trồng nên pha nồng độ thật loàng (1 phần phân với 100 phần nước).

Ngoài các loài phân chuồng, ngày nay còn dùng rộng rãi các loại phân chim, phân dơi, phân tằm. Chúng đều có lượng N, P, K khá cao, các yếu tố) vi lượng đầy đủ và đặc biệt có cấu trúc tơi, mịn, rất dễ trong việc bón gốc Phong lan. Mỗi chậu Phong lan lớn có thể bón 20 - 30 g mỗi lần và giữ được lâu mới phải bón lại.

Một số nghệ nhân nuôi trồng Phong lan còn dùng khô dầu (bã đậu phộng ép khô) và các xác bã động vật (tôm, cá, lông gà vịt) và mạnh dạn hơn còn dùng cả huyết khô. Các chất hữu cơ này đều ngâm trong nước cho nên men. Để ít ngày cho thật hoại và hết mùi thối. Lọc lấy phần nước, pha loãng mới đem dùng.

Mặc dù dùng loại phân nào, nhưng cách tưới phân vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng, dùng nhiều quá một loại, hay tưới dài ngày quá cũng trây ảnh hưởng không tốt đến cây Phong lan.

Thời gian để tưới phân tốt nhất trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay vào buổi chiều, không nên tưới vào buổi trưa. Tuy nhiên tùy theo mùa mưa mà có thể di chuyển lục tưới
phân cho lợi. Phải theo dõi "dự báo thời tiết" để tránh tưới phân vào lúc có mưa (mặc dù vào buổi sáng hay chiều). Thời gian cách nhau để tưới phân cũng hết sức quan trọng, và phải tưới phân từ nồng độ thấp tăng dần lên nồng độ cao, trong quá trình tưới phân cần theo dõi xem xét hình dạng ngoài cây Phong lan mà điều chỉnh lượng phân tưới. Trung bình chỉ nên
tưới mỗi tuần một lần (nó còn tùy thuộc vào mùa mưa hay mùa khô, tùy thuộc vào nơi ít nắng hay dâm mát). Xen kẽ với các ngày tưới phân, cần bổ sung các ngày tưới nước cho hợp lý.

Nước tưới Phong lan không cầu kỳ lắm như mọi người tưởng trước đây, miễn sao nước thật sạch, không mặn, không lợ là được. Tuy nhiên, tốt nhất nên dùng nước mưa vì độ ph - 6 - 7, rất phù hợp với rễ Phong lan còn non. Sau đó có thể dùng đến nước giếng (cần tránh nước cứng), nước ao hồ, sông, rạch (chú ý độ ph và độ sạch của nước). Cuối cùng phổ thông và tiện lợi nhất vẫn là dùng nước máy, chỉ cần chú ý đến độ clor trong nước (để nước trong chum vại ít ngày cho bay hết clor).

Cách tưới nước cũng cần chú ý. Tốt nhất dùng vòi với các lỗ nhỏ và tưới vọt lên cao, hạt nước nhỏ li ti theo gió rơi nhẹ xuống cả cây Phong lan. Một số người có tập quán nhúng
ngập đến miệng chậu Phong lan vào chậu nước lớn. Làm như vậy nước thấm đều vào trong từng kẽ than, kẽ gạch và ướt hết cả sơ dừa. Tuy nhiên vì nhúng nhiều chậu Phong lan rồi mới thay nước, bệnh cây dễ lây lan từ cây này sang cây nọ Nguyên tắc tưới nước phải nhiều, đậm nhưng phải dần dần cho thấm đều, tránh dội nước ào vào cây Phong lan lượng
nước nhiều nhưng ngấm ít và có khi làm thương tổn cây. Tưới nước cũng nên làm vào buổi sáng và sao cho cây được ẩm ướt suốt cho đến chiều mới phải tưới bổ sung. Vào mùa khô, nếu trồng Phong lan nơi có độ nóng cao, chỉ nên làm ẩm ướt toàn bộ môi trường xung quanh, đừng tưới riêng cho cây Phong lan vì xưng quanh nóng sẽ phả hơi khô làm cây bị ngập. Lượng nước tưới tùy thuộc theo mùa. Đặc biệt trong mùa mưa phải đón giờ mưa để tránh khỏi mắc công vừa tưới nước, vừa làm cây bị ngập úng. Riêng đối với các loài trồng thành luống, phải tùy theo loại đất cô giữ nước hay không mà tưới sao cho vừa đủ. Cộng vào đó cần ủ gốc bằng rơm để giữ độ ẩm được lâu
Trả lời với trích dẫn
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 31-05-2012, 09:17 AM
vntsinh vntsinh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.179
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xin cho biết cây den.Burana sao khi kích hoa và vừa lú vòi hoa thì xịt loại phân gì để nuôi dưỡng hoa?
Trả lời với trích dẫn
  #3  
Cũ 31-05-2012, 09:17 AM
soncuoc2003 soncuoc2003 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.163
Mặc định

cũng nhiều loại lăm...rong biển pha chung với thuốc trừ sâu đó bạn,
Trả lời với trích dẫn
  #4  
Cũ 31-05-2012, 09:17 AM
huongttt huongttt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.095
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

cảm ơn bài viết hữu ích của bạn,sẳn tiện bạn vui lòng chỉ hộ mình là khi nhú cây con mình nên tưới 30-10-10 nhiều hơn hay là nên tưới 20-20-20 nhiều hơn như một bài viết của một bạn từng đăng:tưới phân 20-20-20 cho đến khi cây con được 2 tấc thì đổi wa dùng loại 30-10-10 và phân hữu cơ.mình trồng lan cũng được 1 năm, hiện nay cây hồ điệp,vanda và đenro dang ra hoa nhưng cây khôg được cao và mập mạp như lúc mới mua ở tiệm về.Mong các bạn chia sẽ chút kinh nghiệm về việc bón phân!xin chân thành cảm ơn!
Trả lời với trích dẫn
  #5  
Cũ 31-05-2012, 09:17 AM
giangthanh giangthanh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.140
Mặc định

Trong quá trình cây ra mầm và đang lớn thì nhu cầu đạm cao hơn tất cả, nên mình sử dụng 30-10-10 là tốt nhất . Bạn có thể tham khảo thêm bài "Vai trò của các nguyên tố khoáng."
Trả lời với trích dẫn
  #6  
Cũ 31-05-2012, 09:17 AM
amytlai amytlai đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.105
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Nếu là cây trưởng thành nhảy cây con thì tưới 20-20-20 hay hơn tưới 30-10-10. Vì cây con ăn dinh dưỡng từ cây mẹ để phát triển, mà cây mẹ khi đã trưởng thành thì nên tưới 20-20-20 đều để cây ko thừa đạm, tránh tình trạng cây thừa đạm ko ra hoa mà chỉ nhảy con.
Chỉ dùng 30-10-10 với cây tách chiết và cây cấy mô.
P/s: Nếu cây trưởng thành của bác còn èo uột thì nên tưới 30-10-10 để dưỡng cho nó khỏe cây đã rồi hãy dùng 20-20-20 như ở trên.
Trả lời với trích dẫn
  #7  
Cũ 31-05-2012, 09:17 AM
petrosetco petrosetco đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.149
Mặc định

chân thành cảm ơn những ý kiến quí báu của các bạn
Trả lời với trích dẫn
  #8  
Cũ 31-05-2012, 09:17 AM
jgcvnr jgcvnr đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.198
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

bạn có thể dùng phân đa yếu tố(tỷ lệ N thấp)+hỗn hợp vitamin(không chứa C),phun tơi,tránh phun vào hoa
tôi hiểu biết có hạn chỉ dựa vào kn bản thân thôi
Trả lời với trích dẫn
  #9  
Cũ 31-05-2012, 09:17 AM
thao thao đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.162
Mặc định

Bài của Sở Nông nghiệp và PTNT nông thôn Kiên Giang
CHƯƠNG II : PHÂN BÓN

CHƯƠNG II : PHÂN BÓN

I. KHÁI NIỆM :
- Các chất dinh dưỡng trong đất trồng không ***** cung cấp cho cây và không cho năng suất cao. Nên các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra các nguồn chất dinh dưỡng có trong tự nhiên như chất hữu cơ, quặng khác; hoặc tổng hợp các hợp chất hóa học có chứa các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng được gọi chung là phân bón.
- Phân bón là những chất hay hợp chất chó chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng khoáng chất cần thiết cho cây trồng, nó có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển cây trồng, hoặc cải tạo đất trồng.
- Dinh dưỡng cây trồng được hút bởi rễ hoặc lá cây trồng ở dạng ion, phức chất trong dung dịch. Dạng chất hòa tan mà cây trồng hấp thu được, mới là chất hữu hiệu.
- Các loại phân bón giúp cải thiện ác tính chất lý hoá học của đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất lên; tăng năng suất và phẩm chất cây trồng. Phân bón không những làm tăng năng suất vụ đầu tiên mà hiệu lực còn kéo dài qua nhiều vụ.

II. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO CÂY TRỒNG
Cây trồng giống như các cơ thể sống bình thường, đều cần thức ăn cho sinh trưởng và phát triển. Cây trồng hút nước, hút khoáng chất từ đất qua bộ rễ và bề mặt của lá trên cây. Tất cả các nguyên tố dinh dưỡng đều cần thiết như nhau cho sự phát triển của cây trồng, nếu thiếu cây sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Tuy nhiên, có chất cây trồng cần nhiều, có chất cần ít, do vậy có thể chia nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng theo số lượng cây cần, theo 3 nhóm nguyên tố: Đa lượng, trung lượng và vi lượng.
- Các nguyên tố đa lượng bao gồm: Đạm (N), lân (P) và kali (K) được cây trồng cần với số lượng lớn, giúp năng suất cây trồng tăng đáng kể. đây cũng là 3 dưỡng chất được sản xuất nhiều loại phân bón trên thị trường hiện nay cung cấp cho cây trồng.
- Các nguyên tố trung lượng gồm: canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S) được cây trồng cần với số lượng ít hơn các chất đa lượng. Các nguyên tố này được sản xuất ở trong các loại phân bón chuyên dùng, phân hỗn hợp NPK, nhằm hỗ trợ cho các cây trồng cần nhiều như: Cây lấy dầu; cây lấy củ; cây lấy đường; cây ăn trái; …
- Các nguyên tố vi lượng bao gồm: Đồng (Cu), kẽm (Zn), Mangan(Mn), sắt (Fe), Bo (B), molypden (Mo), clo (Cl) được cây cần với số lượng rất ít nhưng các nguyên tố này giúp tạo nên cho chất lượng sản phẩm nông sản như tạo mùi thơm đặc trưng trên giống, độ ngọt trên trái cây. Hiện nay, các loại nguyên tố này có trong các loại phân bón qua lá, phân hữu cơ, …
Trả lời với trích dẫn
  #10  
Cũ 31-05-2012, 09:17 AM
bavico bavico đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.154
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

III. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CHÍNH CỦA CÂY TRỒNG :
1. Chất đạm (N):

1.1 Vai trò của chất đạm trong cây:

Đạm là dưỡng chất chính cần thiết cho cây tạo diệp lục tố, quang hợp tạo chất khô trong cây. Chất đạm cần suốt quá trình sinh trưởng cây trồng, từ lúc cây nẩy mầm cho đến thu hoạch.
- Thiếu đạm: Cây cằn cõi, lá chuyển màu sanh nhạt hoặc vàng, trước tiên thể hiện ở lá già sau lan dần đến toàn cây. Cây ít trái hoa95c trái nhỏ kém phẩm chất. Nếu thiếu đạm ở giai đoạn đầu phần nhiều cây sẽ không lại sức ở giai đoạn sau dù có cung cấp thật nhiều chất đạm nên làm giảm năng suất cây trồng đáng kể.
- Thừa đạm: cây phát triển không cân đối, thân, lá vươn dài cây yếu ớt dễ đỗ ngã, dễ sâu bệnh, phẩm chất nông sản giảm (lạt, chua) thời gian bảo quản không được lâu.

1.2 Chất đạm trong đất:

- Đạm hữu cơ, đạm tổng hợp do các vi khuẩn cố định đạm tạo nên hoặc do con người sản xuất ra (phân bón vô cơ), hoặc chất đạm do nước mưa cung cấp.
- Cây trồng hấp thụ đạm trong đất ở 2 dạng NH4+ (amonium), NO3-(nitrat).
- Chất đạm trong đất trồng dễ bị mất đi do:
+ Do trực di: Thấm sâu vào đất.
+ Khi chất đạm hòa tan vào nước bị rửa trôi đi mất.
+ Bị khoáng sét hoặc các vi sinh trong đất kiềm giữ.
+ Chuyển thành chất khí mất đi ở dạng khí amoniac (NH3), khí nitơ (N2), … do điều kiện đất chua hoặc đất khô.
Do đó, khi bón đạm cần chia làm nhiều lần bón, bón thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng cây trồng. Đối với cây trồng nước không nên bón khi ruộng bị khô, hoặc nước quá sâu. Đối với cây trồng cạn cần đào rãnh hoặc hốc để bón, sau đó lắp đất và tưới nước, không bón rải trên mặt đất.

2. Chất lân (P2O5):

2.1. Chất lân trong cây:

- Giúp cho rễ phát triển tốt, hút nhiều chất dinh dưỡng, cây cứng chắc.
- Giúp cây sớm nảy chồi, phân nhánh va gia tăng quá trình sinh sản làm cây chín sớm hơn.
- Thiếu lân: Rễ kém phát triển, cây ít phân cành, phân chồi. Lá có màu tím ở bìa lá (cây bắp). Lá hẹp đứng, nảy chồi kém (ở cây lúa). Ngoài ra còn giảm quá trình hấp thu dinh dưỡng và phát triển trên cây, làm giảm năng suất đáng kể.

2.2. Chất lân trong đất:

- “Lân tổng số” là tổng số chất lân có trong đất ở bất cứ dạng nào (hữu cơ, vô cơ), được thể hiện bằng tổng số của (P2O5).
- “Lân dễ tiêu” là lân ở dạng hòa tang trong dung dịch đất mà cây trồng có thể sử dụng dễ dàng.
- “Lân khó tiêu” là lân ở dạng không hòa tan trong nước. Lúc này lân bị kết tủa , hoặc bị kiềm giữ bởi khoáng sét, hoặc bị các chất độc sắt (Fe3+), nhôm (Al3+) ở dạng hòa tan trong đất , liên kết thành dạng Fe(OH2)H2PO4, Al(OH)2(H2PO4) kết tủa (khó tan). Khi điều kiện kềm giữ được cải thiện ( Như độ pH được nâng lên) thì lân khó tan sẽ dần dần chuyển thành lân dễ tan và hữu dụng cho cây trồng trở lại.
Tóm lại, chất lân trong đất trồng không bị mất đi do bốc hơi như chất đạm, ít bị rửa trôi mà chỉ chuyển từ dạng dễ tiêu sang dạng khó tiêu và ngược lại, tuỳ điều kiện đất trồng lúc đó.

* Lưu ý khi sử dụng phân lân

- Phân apatit, Phosphoric là dạng lân khó hòa tan phải bón nhiều, bón sớm và hiệu quả sẽ kéo dài trong nhiều vụ.
- Phân Super lân, lân nung chảy có lượng lân dễ tiêu có thể dùng bón lót, hoặc bón thúc lần đầu.
- Phân DAP (18-46-0) là loại phân phức hợp có chứa hàm lượng lân cao dễ hòa tan, còn có chứa đạm nên chỉ thích hợp cho bón thúc, hoặc khi bón lót phải chôn vào đất.
3. Chất Kali (K2O):

3.1. Kali trong cây:

- Giúp cây quang hợp tạo chất khô được tốt hơn, tăng chất lượng nông sản.
- Kali tăng cường sự tạo thành bó mạch, làm mô cây cứng cáp. Ít đỗ ngã.
- Kali tăng cường sức chống chịu cây đối với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh.
- Thiếu Kali: Các chót lá cây bị khô dọc mép lá từ ngoài vào, từ trên xuống, cây yếu.

3.2. Kali trong đất:

- Bị kềm giữ trong khoáng sét, trao đổi trên bề mặt keo đất, hoặc hòa tan trong dung dịch đất.
- Nguồn Kali được cung cấp từ: Khoáng hoá các khoáng sét, phân hữu cơ, phân vô cơ, phù sa sông,…
- Kali bị mất do hoa màu hút, rửa trôi, xói mòn, cố định Kali do khoáng sét.

3.3. Lưu ý khi dùng phân Kali:

- Phân Kali là phân sinh lý chua, khi bón phân Kali lâu ngày phải bổ sung thêm vôi để trung hoà bớt độ chua của đất.
- Phân chuồng, phân tro tầu là phân giàu Kali có thể bón bổ sung thêm Kali cho đất trồng.
- Trên đất mặn không nên bón phân Kali vì phần Kali sẽ làm đất mặn thêm.
Trả lời với trích dẫn
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com