Chợ thông tin Cây cảnh Việt Nam » Thảo luận chung » Cây thuốc chữa bệnh » Cây Đinh Lăng và những lợi ích đối với sức khỏe mọi người.

Trả lời
  #1  
Cũ 27-05-2012, 11:42 AM
lananh_hiep lananh_hiep đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.239
Mặc định Cây Đinh Lăng và những lợi ích đối với sức khỏe mọi người.

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Những năm gần đây,phong trào trồng cây kiểng trang trí cho nội thất và sân vườn của mọi nhà trong thành phố nói riêng và cả nước nói chung thật sự nở rộ và ngày càng phát triển mạnh mẽ.Song song đó,một số người ở độ tuổi trung niên (không loại trừ có cã những thanh niên còn trẽ) lại thích trồng xen kẽ trong những chậu vườn kiểng nhà một vài loại cây cảnh dùng làm thuốc(hổ trợ sức khỏe cho quý ông...)mà đại diện trong các loại cây thuốc đó ,ta thấy cây đinh lăng cò lẽ được nhiều ngừơi thích trồng hơn cả vì dược tính quý báu của nó và bản thân cây đinh lăng cũng là môt loại cây cảnh trong nhà rất đẹp và có dáng trồng như những cây bon-sai nếu là cây có gốc lớn và cổ quái.
Honglongan cũng không ngoại lệ,mình tìm hiểu những bài viết nói về cây đinh lăng trên mạng internet,biết được những lợi ích quý báu của nó như cũ sâm của Hàn quốc mình cũng tìm tòi và tập trồng ở nhà.
Nhưng cái mình thắc mắc ở đây là cây đnh lăng quý dùng làm thuốc do các y dược sĩ và bác sĩ của viện Khoa học Quân sự nước ta nghiên cứu và chứng nhận là cậy đnh lăng lá nhỏ hay còn gọi là cây gỏi cá mới đúng là cây thuốc tốt và đũ tiêu chuẩn.
Thực chất như mình thấy và có trồng ở nhà,đồng thời tại Hội hoa xuân 2011 mình cũng thấy trưng bày 2 cây đinh lăng một cây chỉ ghi chú là cây đinh lăng(loại cây lá bụi nhỏ như lá kim.xoăn...) và cây còn lại là cây đinh lăng lá xẽ(nhưng theo mình biết thì lại chính là cây đinh lăng lá nhỏ hay còn gọi là cây gỏi cá...)
Vậy nên Hoanglongan rất mong các anh chị và các bác có kinh nghiêm về loại cây thuốc quý này giúp mình giải thích rỏ hơn về vấn đề này đễ người trồng có cơ sỡ chọn lựa chính xác và yên tâm chăm sóc cây trồng của mình.Xin chân thành cảm ơn.Thân.
Trả lời với trích dẫn
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 27-05-2012, 11:42 AM
huongttt huongttt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.095
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Theo thông tin trên báo khoahocphothong:
Cây Đinh lăng (Polyscia sp.) thuộc họ Ngũ gia bì (Araliacceae), cùng họ với Nhân sâm. Vài địa phương gọi là cây Gỏi cá, vì lấy lá non làm gỏi cá. Theo sách Cây cỏ Việt Nam của GS Phạm Hoàng Hộ, NXB Trẻ 2000, có 7 loài Đinh lăng hiện diện ở nước ta:
- Đinh lăng bụi còn gọi là Đinh lăng lá nhỏ, cây Gỏi cá.
- Đinh lăng lá tròn.
- Đinh lăng trổ lá 1 lần kép, một số lá đổi màu sặc sỡ.
- Đinh lăng ráng cao 2,5 mét, lá đa dạng.
- Đinh lăng dĩa lá to. tròn và bũm như miệng dĩa, xanh hay trổ.
- Đinh lăng răng thân xám trắng, lá 2 lần kép, có răng cưa.
- Đinh lăng lá rìa thân xám trắng, lá 2 lần kép, có răng cưa.
Các loại trên đều dùng làm thuốc được nhưng Đinh lăng bụi thường được dùng nhất hoặc lấy lá non ăn gỏi cá.
Nếu trồng chăm sóc tốt thì 2 năm có thể thu hoạch, nếu để sau 4-6 năm thu hoạch càng tốt.
Đinh lăng có thể dùng ở dạng thuốc viên, cao lỏng, thuốc ngâm rượu. Có thể dùng rễ và thân cây xắt thành miếng mỏng phơi khô tán bột, dùng nấu sắc hoặc pha nước sôi uống như trà. Đinh lăng lá nhỏ và lá nhọn thì thơm và có vị đắng nhẹ dễ uống. Rễ Đinh lăng (thân cũng dùng được) xắt mỏng, phơi héo rồi sao với nước gừng thì có mùi thơm của Đương quy. Liều dùng 12-20g sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Lá Đinh lăng (Đinh lăng lá nhỏ) phơi khô, cho vào bao vải làm gối cho trẻ sơ sinh và trẻ nít nằm rất thơm và trừ rận rệp, đuổi ruồi, muỗi. Người lớn lót lá Đinh lăng làm nệm trị thấp khớp, nhức đầu.
Trả lời với trích dẫn
  #3  
Cũ 27-05-2012, 11:42 AM
tiemkinhduongquang tiemkinhduongquang đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.232
Mặc định

bài viết bổ ích quá thank các bác
Trả lời với trích dẫn
  #4  
Cũ 27-05-2012, 11:42 AM
vteehanoi vteehanoi đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.208
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

lá đinh lăng ăn gỏi cá và bánh xèo...trên cã tuyệt vời
Trả lời với trích dẫn
  #5  
Cũ 27-05-2012, 11:42 AM
soncuoc2003 soncuoc2003 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.163
Mặc định

Ở chỗ em nhiều nhà trồng cả mấy hecta. Cứ sau hơn 1 năm thì công ty dược đánh ô tô về hốt cả vườn(cả lá, thân, củ), giá khoảng 15.000/Kg tươi. Lá đinh năng sống ăn kèm nem thính là nhất.
Trả lời với trích dẫn
  #6  
Cũ 27-05-2012, 11:42 AM
vuongthaivan vuongthaivan đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.109
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Cám ơn bạn Tranvi đã có bài viết giải thích rất rõ ràng về cách phân biệt các loại cây đinh lăng dùng làm thuốc.Cám ơn các bạn khác cũng đã chia sẽ với mình chủ đề này.Cây đinh lăng này, theo mình nên trông ở từng nhà,vì nó được xếp vào loại cây thuốc quý và nếu có được một cây lâu năm trồng ở nhà thì thật là tuyệt các bạn nhỉ.
Riêng lá cây này nếu để khô thì tõa mùi thơm lừng như mùi thuốc bắc,lá tươi và cả lá khô(chừng hơn 1 nắm tay) nếu cho vào nước sôi như kiểu pha trà,sau khi đậy nắp chừng mươi phút là anh em đã có một thức uống tương tự như thuốc bổ.làm cho cơ thể lâng lâng và giảm hẳn mệt mõi.
Mình cũng muốn post hình cây mình trồng nhưng không biết thế nào.Mong các bạn chỉ giúp cho.Cám ơn tất cã các bạn nha.Thân.
Các anh em có thêm thông tin hay kinh nghiệm về cây thuốc quý này thì cho mọi người cùng chia xẽ nhé.
Trả lời với trích dẫn
  #7  
Cũ 27-05-2012, 11:42 AM
chinh186 chinh186 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.119
Mặc định

Mình có vài ảnh của 2 loại cây đinh lăng trồng ở nhà các bạn xem và cho ý kiến với:
1.Loại này theo như thông tin và so sánh với cây được triển lảm tại Hội hoa xuân 2011 thì là cây đinh lăng xẽ,hay là cây gỏi cá (còn có thông tin khac trên mạng thì lại là cây đinh lăng lá nhỏ);
ck.us/img854/9231/16022011151.jpg

k.us/img29/6871/16022011152.jpg

ck.us/img576/3685/16022011153.jpg

ck.us/img705/1467/16022011150.jpg
Trả lời với trích dẫn
  #8  
Cũ 27-05-2012, 11:42 AM
vietgate vietgate đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.114
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thành thật xin lỗi các bạn vì mình thữ nhưng không chuyển hình ảnh lên được rồi.Mình sẽ thử lai sau nha.Thân.
Trả lời với trích dẫn
  #9  
Cũ 27-05-2012, 11:42 AM
vntsinh vntsinh đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.179
Mặc định



Cây thuốc quý

Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3-4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi “thuốc bắc”.
Không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau được ưa dùng, đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

Trong dân gian, đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm.

Một vài đơn thuốc có sử dụng Đinh Lăng:

Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng

Lá đinh lăng tươi từ 150-200 g, nấu sôi khoảng 200 ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.

Chữa tắc tia sữa

Rễ đinh lăng 40 g, gừng tươi 3 lát, đổ 500 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

Chữa nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng

Lá đinh lăng khô 80 g, đổ 500 ml nước sắc còn 25 0ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Ho suyễn lâu năm

Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu sanh, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8 g, củ xương bồ 6 g; Gừng khô 4 g, đổ 600 ml sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Phong thấp, thấp khớp

Rễ đinh lăng 12 g; Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện tất cả 8 g; Vỏ quít, quế chi 4 g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhắc ấm thuốc xuống). Đổ 600 ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

==================================

ĐINH LĂNG

(Tieghemopanax fruticosus Vig)
• Tên đồng nghĩa : Polyscias fruticosa (L.) Harms, Nothopanax fruticosus (L.) Miq.
• Tên khác: Đinh lăng lá nhỏ, cây gỏi cá, Nam dương lâm.
• Tên nước ngoài : Ginseng tree (Anh), polyscias (Pháp).
• Họ : Nhân sâm (Araliaceae)

Cây nhỏ, xanh tốt quanh năm, có thể cao đến 2m, thân không gai, ít phân nhánh, mang nhiều vết sẹo to, màu xám. Lá to, mọc so le, kép lông chim 2 – 3 lần, dài 20 – 40 cm. Lá chét có răng cưa nhọn, đôi khi chia thùy, gốc và đầu thuôn nhọn, có mùi thơm khi vò nát, cuống lá dài, phát triển thành bẹ to ở phần cuối.

Cụm hoa mọc ở ngọn thành hình chùy ngắn mang nhiều tán, lá bắc rộng, sớm rụng, hoa nhỏ, màu lục nhạt hoặc trắng xám, đài 5 răng hàn liền, mép uốn lượn, tràng 5 cánh hình trái xoan, nhị 5, chỉ nhị ngắn, bầu hạ, 2 ô.
• Quả dẹt, hình trứng rộng, màu trắng bạc.
• Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.

Cây dễ nhầm lẫn:
Nhiều loài khác cũng mang tên đinh lăng, nhưng không được dùng làm thuốc:
1. Đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Baill).
• Lá kép thường chỉ có 3 lá chét trên một cuốn dài, lá chét hình tròn, đầu tù.
2. Đinh lăng lá to hay đinh lăng lá ráng (Polyscias ilicifolia (Merr.) Baill.)
• Lá kép có 11 – 13 lá chét, lá chét hình mác có răng cưa to và sâu.
3. Đinh lăng trổ hoặc đinh lăng viền bạc (Polyscias guifoylei Baill.)
o Lá kép có 7 lá chét, lá chét thường có viền trắng, loại này lại có 2 thứ là:

Đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polynésie ở Thái Bình Dương, cây được trồng ở Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào . .. Ở Việt Nam, đinh lăng đã có từ lâu trong nhân dân và được trồng khá phổ biến trong nhân dân và được trồng khá phổ biến ở vườn gia đình, trong đình chùa, trạm xá, bệnh viện. . . để làm cảnh, làm thuốc và rau gia vị.

Đinh lăng là loại cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều loại đất, thậm chí với 1 lượng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống được, theo kiểu cây cảnh bonsai. Trồng bằng cành sau 2 - 3 năm cây có hoa quả, chưa quan sát cây con mọc từ hạt.

Đinh lăng có khả năng tái sinh vô tính khoẻ. Đinh lăng được trồng phân tán ở khắp nơi, để làm cảnh, lá làm gia vị, rễ làm thuốc. Hiện nay một số nơi đã bắt đầu trồng đinh lăng với qui mô sản xuất thử (1000 – 2000 m2).

Đinh lăng được nhân giống bằng cành. Trong dân gian, khi trồng 1 vài cây trong chậu, trong bồn, góc sân, góc vườn, . . . người ta chỉ cần lấy 1 đoạn thân cành cắm xuống đất là được. Nếu trồng lớn, chọn cành bánh tẻ có đường kính từ 1 – 1,5 cm, cắt thành đoạn dài 5 – 7 cm, giâm trong cát ẩm (70%). Sau 7 – 10 ngày, hom giống nẩy mầm và sau 1,5 – 2 tháng có thể ra ngôi. Cành giâm lúc đầu chỉ ra rễ ở đầu dưới của cành. Thực tiễn thấy rằng, rễ này nhỏ và chất lượng kém hơn rễ phát sinh từ gốc chồi tái sinh. Tuy nhiên chồi tài sinh của đinh lăng ra rễ rất chậm. Đó là lý do tại sao đinh lăng lâu được thu hoạch. Vấn đề này đang được nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục.

Đất trồng đinh lăng cần nhiều màu, tầng canh tác sâu, tơi xốp, cao ráo, thoát nước và tiện tưới. Sau khi làm đất, khơi rãnh thoát nước hoặc lên thành luống, bứng cây con ra trồng với khoảng cách 0,8 x 0,6 m. Mỗi gốc cây cần bón lót 3 – 5 kg phân chuồng hoai mục. Đinh lăng trồng được quanh năm, tốt nhất là giâm cành vào tháng 7 – 8. Khi trồng nên cắt bớt lá để hạn chế thoát hơi nước giúp cây nhanh phục hồi. Cây ưa bóng và ưa ẩm nên có thể trồng xen dưới tán cây trong vườn. Thường xuyên làm cỏ, nhất là lúc mới trồng.

Từ giữa mùa xuất đến mùa thu, thời kỳ sinh trưởng mạnh, cần bón thúc cho cây. Dùng nước phân chuồng, nước giải pha loãng, phân vi sinh hoặc NPK, liều lượng tùy mức độ sinh trưởng của cây.

Đinh lăng không có sâu bệnh nghiêm trọng, cây trồng dau 7 – 10 năm mới được thu hoạch. Cây càng già, năng suất và chất lượng rễ càng cao.

Củ rễ thu hái vào mùa thu, lúc này rễ mềm, nhiều hoạt chất, rửa sạch. Rễ nhỏ đế nguyên, rễ to chỉ dùng vỏ rễ. Thái rễ mỏng, phơi khô ở chổ mát, thoáng gío để đảm bảo mùi thơm và phẩm chất. Khi dùng để nguyênnhoặc tẩm rượu gừng 5%. Sao qua rồi tẩm 5% mật ong, sao thơm.

Đinh lăng có các tác dụng sau:
• Tăng lực trên động vật thí nghiệm và trên người, thân và lá cũng có tác dụng tăng lực nhưng yếu hơn so với rễ.
• Bổ, làm tăng cân đối với động vật và người. Thân và lá cũng có tác dụng này. Nhưng yếu hơn.
• Làm tăng hiệu lực điều trị của cloroquin trong bệnh sốt sét thực nghiệm trên động vật.
• Tăng co bóp tử cung và tăng tiết niệu.
• Đinh lăng đã được nghiên cứ và chứng minh có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen.

Nước sắc đinh lăng có tác dụng kháng đối với trùng roi Euglena viridis, trùng tiêm mao Paramoecium caudatum và một số động vật nguyên sinh khác trong nước ngâm rơm và nước ao. Nước sắc đinh lăng còn có tác dụng chống choáng phản vệ ở mức độ vừa, bảo vệ được 60% chuột lang qua cơn choáng.
Dựa theo kinh nghiệm dân gian, đinh lăng được áp dụng điều trị bệnh nhận bị lỵ amip cấp. Sau 10 ngày hết triệu chứng lâm sàng, và sau 16 ngày xét nghiệm lại, trong phân hết thể amip thực huyết, hết kén.
Đinh lăng có tác dụng kháng Entamoeba histolytica, làm đơn bào co thành kén và có tác dụng kích thích miễn dịch gây chuyển dạng lympho bào trong thí nghiệm nuôi cấy in vitro.
Đinh lăng đã được nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu trong thí nghiệm gây mẫn cản chuột nhắt bằng hồng cầu cừu. Sau đó 4 ngày, mổ tách tế bào lách và ủ với kháng nguyên trong môi trường. Đếm số tế bào mảng dung huyết và thấy đinh lăng thể hiện tác dụng chống trầm uất theo nghiệm pháp “trạng thái thất vọng”, chống trầm uất. Trong thí nghiệm trên động vật được uống đinh lăng cũng như trong thí nghiệm in vitro, ủ tổ chức não hoặc gan với dịch chiết đinh lăng và sau đó định lượng hoạt độ men MAO, thấy đinh lăng có tác dụng ức chế mạnh hoạt độ men MAO ở não và gan. Đinh lăng còn có tác dụng giảm chứng tăng cholesterol trong máu gây theo cơ chế nội sinh bằng Tween 80.
Dịch chiết đinh lăng còn được thử tác dụng đối với ATPase màng tế bào, và thấy K+ Na+ ATPase đều được kích thích bởi dịch chiết thân, rễ và lá của cây. Đối với ATPase dạng hoà tan, kết quả tương tự như ATPase của màng tế bào. Sự kích thích hoạt tính men của dịch chiết đinh lăng có khả năng đối kháng sự kìm hãm K+ Na+ ATPase của amizanin. Đinh lăng còn có tác dụng kích thích tăng sinh lực ở động vật gây mệt mỏi, tác dụng kéo dài và bền vững.

Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính bình. Lá vị nhạt, hơi đắng, tính bình. Dược liệu có tác dụng bổ 5 tạng, tiêu thực, tiêu sưng viêm, giải độc, bổ huyết, tăng sữa.

Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữ sau khi sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.
Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẫn ngứa, vết thương (giã đắp). Thân và cành chữa thấp khớp, đau lưng. Ngày dùng 1 – 6g rễ hoặc 30 – 50g thân cành dạng sắc thuốc. Có thể dùng rễ khô, tán bột hoặc rễ tươi ngâm rượu uống.

Ở Ấn Độ, đinh lăng được dùng làm thuốc, làm săn và trị sốt. Rễ và lá sắc uống có tác dụng lợi tiểu chữa sỏi thận, sỏi bàng quang, chứng khó tiểu tiện. Bột lá được giã với muối và đắp trị vết thương.

Đây là những tài liệu Tui thu thập từ rất nhiều Tác giả. Up lên để ACE tham khảo.
Trả lời với trích dẫn
  #10  
Cũ 27-05-2012, 11:42 AM
giangnt giangnt đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.105
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Thanks bài viết bổ ích của anh nha. Nhà em cũng trồng đinh lăng chơi kiểng. Em cũng nghe nhiều người nói lá và rễ đinh lăng có thể làm thuốc nhưng k biết cụ thể thế nào ^_^

Theo em biết thì đinh lăng cũng có nhiều loại lắm( lá tròn, lá xẻ lông chim loại lá lớn và lá nhỏ...). Nếu anh có thêm thông tin về các loại này thì chia sẻ với mọi người nữa nha anh.
Trả lời với trích dẫn
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com