Chợ thông tin Cây cảnh Việt Nam » Thông tin cây cảnh » Tin tức cây cảnh khắp nơi » Tiểu sử cây sanh MÂM XÔI CON GÀ hay CỔ HƯƠNG ĐẠI THỤ ( 20/10/2009 )

Trả lời
  #1  
Cũ 26-05-2012, 07:28 PM
dwengvn dwengvn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.159
Mặc định Tiểu sử cây sanh MÂM XÔI CON GÀ hay CỔ HƯƠNG ĐẠI THỤ ( 20/10/2009 )

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Người tạo dáng cây cảnh nghệ thuật thực chất là những người có tâm hồn nghệ sĩ. Họ dùng cây để biểu đạt thái độ của mình với xã hội, với quê hương đất nước. Vì thế, cây của họ thường biểu đạt khí thế hiên ngang bất khuất hay bay bổng lãng mạn tùy theo chủ đề đã chọn và đặt tên thích hợp với chủ đề đó. Với quan niệm như vậy nên khi nghe tên MÂM XÔI CON GÀ, nhiều người đã bị mặc cảm vì tên đó gợi lên hình ảnh khá trần tục. Nhưng nếu ta nhìn nhận vấn đề 1 cách sâu xa thì tên này lại chứa đựng nét 1 văn hóa của người Việt ta.
Ông cha ta từ ngàn xưa đã luôn mơ ước có đầy ***** ngọc thực, cao hơn nưa là mơ ước ngày lễ tết có mâm cao cỗ đầy “ MÂM XÔI CON GÀ”. Trước là để thờ cúng tổ tiên, sau là cả gia đình quần tụ để thụ hưởng những vật phẩm đó.
Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều bài viết đăng tin về xuất xứ cũng như bình luận về tên gọi của tác phẩm này, nhưng theo tôi là chưa xác đáng.
Với tư cách là tác giả của cây Sanh Mâm Xôi Con Gà tức là cây Cổ Hương Đại Thụ ( hương ở đây là chữ hương trong hương thôn, 1 đơn vị nhỏ của làng xã xưa – CCVN.VN) mà tôi đã đặt tên cho nó sau này, xin có đôi lời để bạn đọc và công chúng yêu thích cây cảnh được rõ.
Trước năm 1996, cây Sanh này thuộc sở hữu của dòng họ Phạm ở thôn Ngô Sài, Xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây cũ. Cây Sanh này vốn mọc trên cổng làng Ngô Sài không biết từ bao giờ, vào khoảng giữa những năm đầu của thế kỷ trước, các cụ bô lão trong làng đã hạ cây xuống. Cụ thân sinh ra ông Tình, vốn là người yêu thích cây cảnh đã mang về trồng cạnh hòn non bộ bằng đá ong trước nhà và chính Cụ là người tạo thành dáng “ Mâm xôi, con gà” thể hiện mơ ước của những nông dân thời đó: mong sao cuộc sống được đầy ***** ấm no.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi ông cụ qua đời, cây Sanh ấy thuộc về các con ông, anh em nhà họ Phạm do ông Phạm văn Tình là trưởng họ. Nhưng vì là tài sản chung và cũng là ý thích chơi cây cảnh của các con trai cụ nên họ chia thời gian để các nhà cùng chơi, mỗi người chơi 3-4 tháng rồi lại chuyển sang nhà khác. Lúc này, cây Sanh đã ôm trọn hòn non bộ ( hiện vẫn còn dấu tích của hòn đá ong này).
Tháng 8/1996, khi ông Tình đã bỏ tiền ra xây cho người em trai căn nhà cấp 4, thì được quyền sở hữu hoàn toàn và cũng là lúc tôi có duyên mua được cây này.
Khi mua cây về, người khen thì ít – kẻ chê thì nhiều, cũng vì nóng ruột nên chưa kịp chụp hình tôi đã mang cưa kéo ra “ tùng xẻo“ ngay, nên không lưu lại được hình ảnh Mâm Xôi Con Gà nhưng mọi người đều nhớ: Một cây sanh già, thối hết bệ rễ, thân trực có nhiều rễ ôm thành vách, cách gốc chừng 1m có rất nhiều cành đan xen chằng chịt tạo thành tán tròn tượng trưng cho mâm xôi, phía trên ngọn là một con gà trống đứng sừng sững như đang chuẩn bị cất tiếng gáy.
Sau khi cắt, là hàng loạt câu chuyện như một giai thoại về cây Mâm Xôi Con Gà kéo dài suốt 8 năm trời. Nào là: cây này cắt hỏng, cây này nên xẻ làm 3 cây, cây này cắt hết rễ buông, cây này nên chữa thành song thụ, cũng có người khuyên nên bán đi thì hơn...v.v. và v.v.. Thực tình lúc ấy tôi mới chơi cây nên cũng bàng hoàng dao động, nhưng có điều gì đó xui khiến đã làm tôi kiên quyết giữ lại và tạo dáng cho đến khi hoàn thành.
Sau 8 năm chỉnh sửa, tạo dáng, cây Sanh này đã trở thành cây quý, được nhiều người mến mộ. Tháng 6 năm 2004, tôi đã nhượng lại cho anh Nguyễn Văn Quý ở Trạm Trôi. Sau đó 3 năm, anh Quý nhượng lại cho anh Nam Thành ở Việt trì, Phú Thọ.
Cái tên Mâm Xôi Con Gà mà các chủ sở hữu sau này chưa dám thay đổi, có lẽ do họ chưa tìm được cái tên phù hợp hơn chăng? Tôi thiết nghĩ: điều đó không quan trọng bởi lẽ cái tên đó đã trở thành thương hiệu của tác phẩm này và đi vào lòng công chúng, những người yêu cây cảnh nghệ thuật và chính tên đó ít nhiều chứa đựng một nét văn hóa và tâm hồn của người dân Việt.
Còn anh Nam Thành hiện đang cũng “mung lung” về những tranh luận đa chiều, thậm trí có lúc nảy lửa gây bức xúc. Theo tôi, điều đó không quan trọng bởi chính sự tranh luận gay gắt đa chiều đó mà cây Sanh của anh lại càng trở nên nổi tiếng. Còn việc ai đúng, ai sai thì thời gian sẽ là câu trả lời chính xác nhất.

Hà nội ngày 15/10/2009
Họa sĩ Đặng Xuân Cường

Nguồn: caycanhvietnam.vn
Trả lời với trích dẫn
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
  #2  
Cũ 26-05-2012, 07:28 PM
johnhuynh426 johnhuynh426 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.124
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Đưa hình lên đây để AE tiện theo dõi:

Trả lời với trích dẫn
  #3  
Cũ 26-05-2012, 07:28 PM
thietchuong thietchuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.214
Mặc định

Bài viết này do chính tác giả Cường họa sĩ viết gởi vào web site CAY CANH VIET NAM . VN. Bạn copy qua đây có được quyền đồng ý của tác giả không?
Trả lời với trích dẫn
  #4  
Cũ 26-05-2012, 07:28 PM
daloc daloc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.140
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xin lỗi bạn nhé! Nếu với tư cách là một thành viên của Điễn đàn mà bạn chất vấn câu này thì tôi không cần thiết phải trả lời.
Còn về mục đích tôi sưu tầm rồi copy qua đây là để anh em trong diễn đàn có thêm những thông tin về lĩnh vực sinh vật cảnh chứ không phải vì lợi ích của riêng cá nhân tôi và cuối bài tôi cũng đã trích rõ tên tác giả.
Thiết nghĩ nếu họa sĩ Đặng Xuân Cường có đọc những trang này, hẳn ông cũng hài lòng vì những tâm tư tình cảm của mình đã được rộng rãi công chúng biết đến.
Mượn câu này tặng bạn:
"...
Tâm kiêng nhất sự hẹp hòi
..."
(Lữ Khôn)

(Cũng xin nói trước để bạn khỏi thắc mắc vì câu này tôi mượn cũng chưa xin phép tác giả).
Trả lời với trích dẫn
  #5  
Cũ 26-05-2012, 07:28 PM
phulyfap phulyfap đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.096
Mặc định

bài này tôi thấy đề hs Cường viết riêng cho caycanhvietnam.vn mừ, bác đưa về đây mà không dẫn nguồn là không hay rùi!
Trả lời với trích dẫn
  #6  
Cũ 26-05-2012, 07:28 PM
vietnam vietnam đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.049
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

theo mình thì bạn dcvuong nên dẫn nguồn tên website mà bạn đã trích dẫn.hi vọng bạn thêm nguồn vào cuối bài viết để mọi người không thắc mắc.chúc cả nhà 1 ngày vui vẻ.
Trả lời với trích dẫn
  #7  
Cũ 26-05-2012, 07:28 PM
henry_le1 henry_le1 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.160
Mặc định

Cám ơn mod và AE đã góp ý!
Trả lời với trích dẫn
  #8  
Cũ 26-05-2012, 07:28 PM
tiemkinhduongquang tiemkinhduongquang đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.232
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

dưới bài viết đã có đề nguồn Nguồn: caycanhvietnam.vn vả lại như bài này cũng giúp anh em biết nhiều hơn nữa về thông tin cây cảnh mà, cảm ơn bạn đã dẫn bài viết để thông tin chuẩn hơn, chứ co nhiếu thông tin viết nào là dính líu với chùa hương, rồi chủ không tốt..... tôi xin thêm tý về cây, cây là rất tốt cho con người, và ông Trời tạo ra cây phục vụ con người thí chẳng có gì không tốt
Trả lời với trích dẫn
  #9  
Cũ 26-05-2012, 07:28 PM
doanhphuong doanhphuong đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 1.148
Mặc định

Cảm ơn bạn vì bài sưu tầm thú vị, lúc đầu mình cứ tưởng bạn là Bác Cường cơ đấy. mình chỉ có góp ý nhỏ là khi những bài viết sưu tầm thì tác giả topic cũng nên đề rõ luôn ngay ở tiêu đề topic sẽ hay hơn
ah còn nữa câu "...
Tâm kiêng nhất sự hẹp hòi
..."
(Lữ Khôn)
bạn có thể gửi cho mình tất cả ko vì mình ko nhớ hết chỉ đại loại là "tài kiêng....
có một người chú nói đến trong 1 lần ngồi nhậu mà mình ko thể nhớ nổi...
cảm ơn bạn
Trả lời với trích dẫn
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com