VietnamNet) - Đào bích, đào hồng, đào phai của đất đào Nhật Tân, Phú Thượng e dè cạnh tranh với đào rừng Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La vùng Tây Bắc; mai vàng xứ nóng không át nổi vẻ thanh cao tinh khiết của bạch mai xứ lạnh và giá cả hầu như leo thang theo thói thời thượng của dân chơi.
Đường hoa Âu Cơ (Hà Nội) năm nay rực rỡ hơn, tươi sáng hơn nhiều so với năm ngoái, năm kia. Khách chơi hoa tết phong thái đủng đỉnh như đế vương dạo bước giữa một rừng hoa muôn hồng ngàn tía đua chen tha hồ mà chọn lựa. Đào bích, đào hồng, đào phai của đất đào Nhật Tân, Phú Thượng e dè cạnh tranh với đào rừng Lạng Sơn, Sơn La vùng Tây Bắc; mai vàng xứ nóng không át nổi vẻ thanh cao tinh khiết của bạch mai xứ lạnh và giá cả hầu như leo thanLàm một chuyến xe đêm chạy ngược lên Sa Pa theo chân những người chán đào cảnh thích đào rừng vào những ngày củ mật này mới thấy giá của một thú chơi không rẻ chút nào! Nhìn vườn đào lâu năm cứng cáp, thân nổi màu mốc thời gian vươn cành nhú lộc trong giá rét chắc chắn khách lãng du chợt nhớ câu hát mềm lòng thiếu nữ: Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa
Cho tôi bớt mơ mộng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa... "
Ai cũng là khách đa tình yêu cái đẹp nên mấy năm nay hình thành hẳn một thú chơi: Ta lên xứ hoa đào mang về vài...xe hoa! Dĩ nhiên đào phai xứ Lạng hay đào Sơn La, Hoà Bình chỉ đẹp khi nở giữa núi rừng bất chấp giá rét và nó đối lập hẳn với thú chơi hoa chăm cỏ xén tạo dáng, tạo thế của con người. Nhu cầu đưa thiên nhiên vào trong ngôi nhà của mình là chính đáng nhưng đem cả một gộc đào rừng vào ngôi nhà hiện đại chật cứng đồ gia dụng thời @ thì chưa chắc đã là người có "gu" thẩm cái đẹp!
Người dân Tây Bắc dĩ nhiên là mến khách kinh thành, họ cũng phân biệt đào nhà trồng và đào rừng bằng cách phát giá khác nhau: Đào nhà trồng chỉ bán với mức giá 100.000 đồng/gốc đến 250.000 đồng/gốc; đào chặt ở rừng đem về có giá cao hơn: 400.000 đồng/gốc đến 600.000 đồng/gốc. Đào đương nhú lộc, trổ hoa được bó lại và chất lên xe xuôi về Kẻ Chợ: Xót thân về chốn thị thành...
Phía dưới con đường hoa Âu Cơ rực rỡ là nơi dựng đào rừng, ai biết được giá trị của vẻ đẹp tự nhiên pha chút hoang dại thì đến mà chọn, mà ngã giá. Đẹp thật! nhưng không khỏi có chút xót xa: Đào rừng mà lìa rừng thì đâu còn vẻ đẹp của đào rừng nữa? Vẻ gân guốc, thô mộc đối sánh với những cánh hoa mỏng manh run run trong gió lạnh núi rừng như thể minh chứng cho khả năng kỳ diệu "biến cái không thể thành có thể" đã rơi rụng, mất mát đi nhiều ngay tại chợ hoa tết.
Xin giới thiệu chùm ảnh nóng do phóng viên VietNamNet vừa chuyển về từ Sa Pa ( Lào Cai) và đường hoa Âu Cơ (Hà Nội):
Chặt đào rừng chở về phố