hôm rồi anh TDT có nhờ mình chụp vài tấm ảnh về cây Lồng Mứt để có thể phân biệt giữa mai chiếu thủy và lồng mứt.ở đâu không biết nhưng vùng Đông Nam Bộ mình thấy loại này rất nhiều và từ lâu đã được người ta khai thác những gốc to đẹp về ghép mai chiếu thủy trồng làm cảnh.ở mình có đợt rộ lên đi đào về trồng Hồ Tiêu hay cây tiêu mình ấy.cách phân biệt thì rất dễ
- lá lồng mứt cả mặt đều có lông tơ rất mịn.cũng có hoa nhưng không đẹp.trái như trái mai chiếu thủy hay trái sứ thái lan. bên trong cũng có lông tơ mịn dài để bay theo gió.thân cây sần sùi như da me màu vàng.bứng rất rễ trồng nhưng gốc to nếu bứng đầu mùa mưa rất dễ chết mặc dù có ra mầm khoảng 20cm đi nữa.có nhiều khi người ta ghép MCT vào cay LM nhỏ khi lớn lên rất khó phân biệt trừ khi dưới rễ trổ mầm lên tượt non của LM thì mới có thể phát hiện được.
1/lá lồng mứt.
2/lá mai chiếu thủy lá lớn bên trái và lồng mứt bên phải.
Cảm ơn Lengoctan nhé. Mình nhìn nhưng thấy sự khác biệt không lớn. Có lẽ khác biệt nhất là ở vỏ cây, mai chiếu thủy thì vỏ mịn, còn lồng mứt thì vỏ sần sùi, nứt nẻ. Đó là đặc điểm dễ nhận nhất đúng không?
Vừa rồi, mình vào Bà Rịa, thấy ở đó nhiều cây mai chiếu thủy, chắc ghép gốc lồng mứt vì to lắm, cả người ôm. Hôm đó điện thoại lại hết pin nên không chụp lại được. Nhìn kỹ thì thấy da nứt nẻ như cây lồng mứt đó, nhưng không mốc được. Mai chiếu thủy trồng ngoài Bắc, cây già 1 chút là mốc ngay.
lồng mứt lá nhiều lông mịn thân cây da như da me những chỗ sần đó là lớp da già đi đó là những đặc điểm dễ nhận thấy nhất.còn MCT da mịn và không bị sần.
theo mình biết và đã từng ghép thử thì cây này thao tác ghép về kỹ thuật và thời gian ghép cũng như nhiều loại cây khác thậm chí còn dễ tính hơn so với các loại khác.