Mai vàng là loại đa niên, thân cứng, chúng rất mẫn cảm với mọi tác động bên ngoài vào nó, đồng thời nhu cầu về dưỡng chất cũng cần phải thích ứng với các đặc điểm sinh học trong quá trình hình thành và phát triển của chúng.
Vì vậy ta cần phài cần có chế độ ăn uống theo từng giai đoạn khác nhau cho chúng đối với thành phần chất trồng cây. Ta phân chúng ra làm 3 giai đoạn như sau:
*Thành phần chất trồng (giai đoạn 1)
Đây là giai đoạn cho cây ra rễ cám trước nhất nên phải dùng thành phần gồm nhũng chất nào mà dễ ra rễ cám nhất, ta có thành phần chất trồng cho giai đoạn này như sau:
1- Mụn dừa mới : 40%
2- Trấu mới : 30%
3- Đất thịt tơi xốp : 10%
4- Tro trấu : 15%
5- Cát xây dựng loại to : 5%
----------
.............................. 100%
- Mụn dừa là chất dễ ra rễ cám nhất chúng giữ ẩm rất tốt sau 100 ngày chúng mục và phân hủy từ từ thành vô cơ, trấu mới làm tơi xốp đất, giữ ẩm cũng tốt sau 90 đến 120 chúng cũng phân hủy thành vô cơ, không dùng trấu mục đã bị nấm. Đất thịt tơi xốp chỉ dùng những viên đất nhỏ bằng 5 đầu ngón tay trên ban tay chúng ta. Cát xây dựng loại to khi vào trong thành phần chất trồng
giúp chất rồng thêm tơi xốp thoáng khí để không để không ngập hơi trong lòng chậu. Tất cả trộn đều, trải mỏng ra, cứ 1 mét khối chất trồng bạn cho 100mg Furadan vào để diệt côn trùng và các trứng của chúng.
Tuy nhiên cũng có nơi dùng thành phần chất trồng khác theo nguồn nguyên liệu sẵn có ở đia phương, nhưng cái chính là vẫn dùng những chất thích hợp nhất cho từng giai đoạn của cây vá điều kiện khí hậu của từng vùng hoặc tùy theo qui trình chăm sóc của gia chủ.
* Thành phần chất trồng giai đoạn 2
1- Mụn dừa mới : 30%
2- Trấu mới : 20%
3- Đất thịt tơi xốp : 30%
4- Tro trấu : 15%
5- Cát xây dựng loại to : 5%
----------
.............................. 100%
* Thành phần chất trồng giai đoạn 3
1- Mụn dừa mới : 20%
2- Trấu mới : 10%
3- Đất thịt tơi xốp : 50%
4- Tro trấu : 15%
5- Cát xây dựng loại to : 5%
----------
................................... 100%
Mỗi giai đoạn cách nhau 3 đến 5 năm tùy theo chậu sâu hay cạn.
Cây Mai không thích hợp với điều kiện chật hẹp nên khi trồng bạn nên chọn chậu có chiều sâu và đầu rễ phải cách thành châu ít nhất là 20 phân. Sau 4 năm cây phát triển tốt rồi thì bạn có thể thay chậu cạn hơn cũng được. Chậu trồng bạn phải kê cao khỏi mặt đất ít nhất là 20 phân để tránh côn trùng xâm nhập vào qua lỗ thoát nước.
Sau khi kê chậu lên cao, loát lưới lỗ thoát nước xong bạn lấy chất trồng cho vào chậu lần thừ nhất cho vào 1/2 chậu rồi dùng tay ém thật cứng xuống, lần thứ 2 đổ thêm xuống 2/3 rồi dùng tay ém thật cứng xuống 1 lần nửa, lần thứ 3 đổ thêm vào tới miệng chậu rồi dùng tay ém thật cứng 1 lần nửa lúc này trong chậu có 2/3 chậu chất trồng, lần thứ 4 đổ đầy miệng chậu luôn nhưng không ém, xong ta đổ thêm vài thau cho có cái ngọn cao khỏi miệng chậu chừng 20 phân
Cây mai có đường kính gốc 20 phân thì bạn dùng que kim loại nhỏ (căm xe đạp) cạy bỏ đất khoảng 40% lượng đất trong bầu tính từ ngoài vào gốc cây vào mùa thuận và khoảng 30% vào mùa nghịch. Sau đó bạn định vị mặt chính của chậu và mặt chính của cây, rồi đặt cây lên chậu, bạn dùng 2 tay xoay mạnh cây tới lui khoang 1/8 vòng tròn cho chất trồng ngập vô trong bầu đất để thay thế cho phần dất mà trước đó bạn vừa cạy ra, như vậy bạn đã tạo điều kiện cho cây mai ra rễ càm ngang hông rễ trước khi ra nơi đầu rễ, lúc này các đầu rễ nơi cây mai vẫn còn cao hơn miệng chậu vài phân, xong bạn lấy mũ cứng quấn thêm khoảng 1 đến 1,5 tấc lên miệng chậu rồi đổ thêm chất trồng vào, dưới cổ rễ vài phân là được, nhớ xem lại mặt chính của chậu va của cây lần sau cuối
Trồng xong bạn dùng phân bón lá cao cấp của Hoa Kỳ có hiệu là ROOTS 2 IRON (nhãn màu đỏ) loại này rất tốt cho việc phát triển rễ cứ 1cc Root 2 pha với 1 lít nước để tưới vào gốc cây, tùy theo chậu to hay nhỏ mà bạn sử dụng lượng thuốc cho phù hợp, tưới xong bạn lấy mũ nylon đậy kín miệng chậu lại đễ tăng độ ẩm cho chất trồng trong chậu, sau từ 7 đến 10 ngày bạn vở mũ nylon ra xem thử nếu như khô thì tưới thêm cũng dùng Root 2 và theo công thức như trước, nhưng lần này tưới ít hơn lần thứ nhất, chỉ vừa đủ ướt phần đất nguyên thủy còn lại trong bầu ma thôi
Trên thân cây, bạn lấy 1 ngọn tre nhỏ có chiều dài 6 tấc rồi cột nối ngọn cây mai lên cao thêm 3 tấc, xong lấy bình xịt nước sạch lên ướt toàn thân cây mai, rồi bạn dùng túi mũ ống có chiều dài hơn cây mai vài tấc, buột túm chặt 1 đầu lại rồi trồng từ trên cao xuống bao cây mai lại, xịt nước cho ướt phần bên trong của túi, rồi buộc chặc đầu dưới túi mũ lại để cách ly không khí bên trong vá ngoai túi mũ nhằm giử ẩm và tăng dần độ ẩm cho cây
Khoảng từ 10 đến 15 ngày bạn mở ra và xịt thêm nước cho ướt thân cây và túi mũ rồi buộc chặc lại như ban đầu, bên trên cây mai phải được che mát giảm khoảng 70% nắng là được
Khoảng 20 đến 30 ngày sau cay mai bắt đầu ra tược, thường thì ra trên ngọn trước, đợi cho tược non dài 20 phân, lá chuyển sang màu xanh rồi mở dây bao nylon trên đấu ra, tuột bao nylon xuống cho tược nằm ra ngoài rồi buộc bao nylon trở lại nên nhớ công việc này làm vào lúc chiều mát, sáng hôm sau trước khi nắng lên, bạn phải xịt nước cho ướt đều các tược đó để tránh bị héo rũ và cứ thế cho đến khi nào cây mai ra tược đều tới gốc thì cắt bỏ bao nylon ra, lúc nay bạn sẽ có 1 cây mai ra tược đều từ trên xuống dưới, coi như bạn thành công được bước đầu
Đối với những cây mai cao, to, có cành nhánh dài và nhiều (dạng cây tàng) không thể trùm bao nylon được, thì bạn dùng rơm rạ cỏ tranh buộc quanh cây lại, từ 2 đến 3 ngày phải xịt nước cho ướt đẩm rơm rạ 1 lần là được, khi áp rơm rạ vào để buộc phải từ dưới gốc buộc lên ngọn mới đúng cách
Hạt mai chín đen sau khi thu hoạch thì phải gieo liền. Lấy 1 gói REGENT 5 gram pha với 10 lít nước, cho hạt mai vào ngâm vài giờ để diệt mầm bệnh.
Có thể gieo vào bịt mũ hoặc làm thành liếp để gieo, thành phần chất gieo hạt cũng giống thành phần chất trồng cây mai ở giai đoạn 1, làm thành liếp cao hơn mặt đất khoảng 10 phân, rải lên mặt đất lớp chất trồng chừng 5 phân.
Sau đó rải đều hạt mai cách khoảng chừng 5 đến 7 phân hạt, làm giàn che 50% nắng, tưới nhẹ giữ ẩm, thường xuyên phòng trừ côn trùng cắn phá, từ 15 đến 20 ngày là hạt nầy mầm, lúc này mỗi ngày phun nước sương 2 lần, khoảng 1 tháng.
Sau cây có vài lá, lúc này cần phải phun thuốc có gốc đồng như cooc, coc85 để phòng ngừa nấm cho cây con và 1 muỗng cafe phân DAP với 20 lít nước sạch xịt nhẹ lên liếp để thúc đẩy phát triển cho cây.
- Nước tưới cho mai vàng tuyệt đối không phèn, không mặn, độ pH trong trung bình 6,5 là tốt nhất, nếu là nước máy thì phải chứa trong bồn sau 24h để phóng thích hết Clo có trong nước máy rồi mới tưới cho cây; nước giếng phải chú ý đến độ phèn, mặn, tốt nhất là tưới nước ngọt dưới sông mang nhiều phù sa vùng nước ngọt ở ĐBSCL là tố nhất
- Tốt nhất là tưới nước vào lúc 7- 8 giờ sáng tưới lên cả bộ lá của cây để rửa sương muối (nếu có) hoặc các chất khác mà ban đêm còn động lại trên cây và cho mát cây. Buổi chiều từ 4- 5 giờ, không nên tưới vào giữa trưa và sau 6 giờ tối. Ngay cả mùa mưa cũng phải tưới cây vì đa phần các chậu kiểng chết khát vào mùa mưa, nên phải thường xuyên quan sát chậu mai để kịp thời đáp ứng nhu cầu của chúng
- Trong mưa có nhiều chất axit nên sau khi mưa các bạn nên phun bằng nước sông lên bộ lá cây mai vàng để phòng được bệnh thối lá non, hay bệnh rỉ sắt, tưới cho ướt đều bộ lá và thân cây cũng hạn chế được sự hút nhựa lá non của nhện đỏ...
-Từ tháng 10 âl trở đi, bạn nên tiết giảm phun nước lên bộ lá và thân của cây mai vàng vì sẽ ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển của nụ hoa
- Từ tháng 11 âl trở đi, bạn nên giảm bớt lượng nươc tưới dưới gốc, dùng mụn dừa phủ lên mặt chậu 1 lớp mỏng chừng 5 phân để giữ ẩm, việc hạn chế lượng nước tưới là để cho lá mau già góp phần hạn chế nhu cầu dưỡng chất của lá để tập trung nuôi bộ nụ hoa, mặt khác việc hạn chế lượng nước tưới trong thời kỳ này còn giúp cho những nụ to phát triển chậm lại đôi chút, còn nụ nhỏ có điều kiện phát triển nhanh lên để cuối cùng có sự trổ hao đồng loạt hơn
- Lưu ý
- Tưới nước cho mai vàng phải tưới nhe nhàng, chầm chậm tưới từ trên ngọn xuống gốc vời tia nước nhỏ nhằm giúp nước tưới tới lớp đất cuối cùng của chậu
- Tuy vậy cũng cần biết tưới nhiều nước không phải là điều hay, lượng nước thừa trong đất có thể gây thối rễ và tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh và các loại nấm mốc sinh sản và phát triển trong bộ rễ cây mai
- Ta nên quan sát sau mỗi lần tưới coi nước có ứ đọng trong chậu hay không, nếu còn ứ đọng nước ta phải khai thông lỗ thoát nước của chậu......
Tôi xin góp thêm vài ý kiến rồi sẽ gắn chủ đề chú ý:
- Lưu ý đây là chất trồng của đa số anh em vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 10 năm gần đây. Người Bến Tre vào thời điểm bắt đầu chạy chỉ xơ dừa bán ra nước ngoài thì chất thải là bụi dừa trở thành nguồn ô nhiễm nặng. Anh em Cái Mơn những người sản xuất cây giống cây ăn trái nhận thấy cây trồng rất nhanh ra rể trong những đống bụi dừa, họ dùng trồng thử trong bọc các cây ăn trái con như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm thì thấy phát triển rể rất tốt, bọn làm cây kiểng bọn tôi lại bắt chước họ, cứ thế mà bụi dừa trở thành thành phần không thể thiếu trong các hổn hợp trồng cây.
Với cây mai nếu cây mạnh phát triển nhanh thì bụi dừa là chất trồng tuyệt vời nhưng với cây yếu, cây suy chúng ta sẽ gặp 1 vòng lẩn quẩn: cây không ra nhiều rể cám để hút nước, bụi dừa sẽ giử nước nhiều, nhanh phân hủy và khi chất trồng phân hủy thì cây lại càng khó ra rể
Nước tưới của anh em miền Tây là nước sông Cửu Long, trong nước có nhiều hạt phù sa nhỏ vô tình chúng ta đã bón vào chậu mai mổi ngày 1 ít dưởng chất cho cây, anh em vùng khác dùng nước giếng, nước thủy cục để tưới khi dùng chất trồng này nên lưu ý đến độ PH của nước và chất trồng, khi cây đã ra rể mạnh thỉnh thoảng nên bổ sung thêm đất thịt mổi lần 1 lượng ít
- Về chất đất để trộn vào, đất có nhiều loại: đất cát, cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt nặng, đất sét. Anh em lưu ý nên dùng đất thịt nhẹ, nếu lấy đất ruộng như bạn Luân hướng dẩn nên chất đống lại nhờ trời mưa và ta nên tưới thường để rửa bớt đi phần keo đất sẽ làm chất trồng bết lại và mất đi tính thoáng khí cho bộ rể cây, hay nhất là dùng đất mặt bờ đã được rửa trôi phần nhiều keo đất. Anh em miền Đông xin thử nghiệm hộ khi dùng đất đỏ ( nhớ cũng lưu ý chọn chổ đất gò cao ở đó đất đã bị mưa rửa trôi phần nào keo đất)
Thank ban da chia se rat chi tiet ve cach trong nhe ban. Cach nay ap dung cho nhung cay mai moi bung ha ban? Ban co the chi them ve cach thay dat cho mai dang trong trong chau khong ban? Than.
Đã nhấn nút thanks. Điều mong chờ cũng đã có, tiếc là mình đã xử chục cây mai hôm tuần rồi khi chưa đọc được các bài của bạn. Cách làm cũng khá giống giống (tự nghĩ ra & lượm lặt nhưng chưa đầy đủ), hy vọng các em nó ok.
Cảm ơn bạn, bài viết rất bổ ích.
Mình có thể vận dụng cách này để thay đất trồng cho chậu mai được không? Nếu được bạn có thể chia sẻ 1 ít kinh nghiệm của mình về việc thay đất trồng cho mai?
cám ơn bạn đã quan tâm chúc bạn vui, nếu có vấn đề gì về mấy cây mai của bạn.bạn có thể vào vườn của tôi vườn của caigicuncon mình sẽ chia sẽ kinh nghiệm của mình hiểu về Mai, monng nhận được sự quan tâm của bạn, thân